Cà phê được coi là thức uống “ưa thích bậc nhất” của mọi lứa tuổi. Uống một tách cà phê sẽ giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn, đẩy lùi mệt mỏi. Thế nhưng, nếu tiêu thụ cà phê quá mức có thể để lại những tác hại tiêu cực không mong muốn.

Uống nhiều cà phê - hãy coi chừng!

DDVN | 22/04/2016, 20:40

Cà phê được coi là thức uống “ưa thích bậc nhất” của mọi lứa tuổi. Uống một tách cà phê sẽ giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn, đẩy lùi mệt mỏi. Thế nhưng, nếu tiêu thụ cà phê quá mức có thể để lại những tác hại tiêu cực không mong muốn.

Cà phê gây... căng thẳng

Đừng vội vàng lấy một tách cà phê khi bạn vừa thức dậy, vì thời gian tốt nhất để uống một ly là khoảng 1 giờ sau khi bạn thức dậy. Các chất trong cà phê sẽ giúp giữ mức độ cortisol (một hormone steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận, giúp cơ thể tạo năng lượng, chống lại stress và tạo thêm sức mạnh để đối phó với những nguy hiểm tiềm tàng) trong cơ thể bạn ở tình trạng cao trong một thời gian. Tuy nhiên, sau khoảng 3 giờ, các hiệu ứng bắt đầu mờ dần, cafein trong cà phê không thực sự giúp bạn mạnh mẽ hơn, nó chỉ làm cho bạn ít cảm thấy rằng bạn đang mệt mỏi, căng thẳng và bồn chồn. Và khi uống nhiều cà phê sẽ thúc đẩy việc tăng sản xuất các hormone căng thẳng hơn như cortisol, epinephrine và norepinephrine.

Tăng nhịp tim và huyết áp

Cà phê là một chất gây nghiện mức độ nhẹ. Nếu bạn sử dụng quá nhiều cà phê (4 hay 5 ly cà phê trong 1 ngày) có thể gây ra hồi hộp, bồn chồn, run tay chân. Mặt khác, cà phê làm tăng tần số tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Đối với những người khỏe mạnh đây không phải là một vấn đề, nhưng có thể là vấn đề đối với những người có các bệnh như bệnh tim, cao huyết áp hay nhịp tim bất thường.

Tăng axit trong dạ dày

Một ly cà phê sau bữa ăn sẽ làm tăng mức độ axít trong dạ dày của bạn, tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên nên tránh uống cà phê khi bụng trống rỗng, vì nó sẽ làm tăng axít trong dạ dày có thể gây kích ứng niêm mạc ruột, gây đau, đầy bụng và ợ nóng. Nếu uống nhiều và liên tục có thể dẫn tới các bệnh như viêm, loét dạ dày.

Không kiểm soát được giấc ngủ

Cà phê có thể giúp giải tỏa cơn buồn ngủ của những công việc đơn điệu như lái xe, canh gác, trông trẻ, chăm sóc người ốm… Nhưng nếu tiêu thụ vào cuối buổi tối nó sẽ “quay ngược chiều kim đồng hồ” bên trong cơ thể bạn bằng cách trì hoãn sự gia tăng mức độ melatonin (là hormone tự nhiên được sản xuất tại não, đóng vai trò điều chỉnh chu kỳ sinh học ngủ - thức của con người), khiến cơ thể bạn không kiểm soát được thời gian tự nhiên để ngủ và thức. Uống 1 ly cà phê lúc sáng sớm để tạo sự hưng phấn trước khi bắt đầu một ngày làm việc hoặc uống trước khi vận động là tốt, nhưng dùng nhiều hơn hoặc dùng vào buổi chiều là không nên. Sự mệt mỏi và căng thẳng gây ra do làm việc quá tải, quá giờ cần phải được bố trí nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý hơn là cố duy trì bằng những chất kích thích.

Mắc bệnh tăng nhãn áp

Cafein có trong cà phê kích thích tuyến thượng thận sản xuất adrenaline (hormone điều hòa hoạt động thần kinh). Trong vòng 20 phút sau khi uống 1 tách cà phê, các chất trong cà phê sẽ kích hoạt “tầm nhìn” của bạn ở chế độ “chiến đấu” với công việc, tăng khả năng tập trung. Hệ quả tiếp theo của hiện tượng là... thị giác tinh tường hơn, đồng tử giãn nở giúp bạn nhìn mọi vật tinh tế và rõ nét hơn. Dù vậy, các nhà khoa học nghi ngờ rằng, cà phê làm tăng nồng độ acid amin homocysteine gây tổn thương mạch máu và các cấu trúc khác của mắt. Uống từ 3 ly cà phê trở lên có 65% nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp - một tình trạng giống như có cái gì đó trong mắt làm tăng áp lực lên nhãn cầu, tổn thương thần kinh thị giác và cuối cùng gây mù lòa. Nếu bạn là người nghiện cà phê thì nên bớt chút thời gian để đi khám mắt định kỳ.

Làm cơ thể mất nước

Cà phê làm gia tăng hàm lượng cholecystokinin (chất điều hòa chất thải của cơ thể), kích thích ruột và bàng quang, giúp bạn đi tiểu - đại tiện dễ hơn so với bình thường trong vòng 5 phút sau khi dùng. Tuy nhiên, cà phê gây rối loạn sự chuyển hóa thành phần vi khoáng sắt, vì thế không nên uống cà phê khi ăn các sản phẩm giàu chất sắt (ví dụ: thịt màu đỏ). Dẫu sự thật uống cà phê có thể mang lại hiệu quả nhuận tràng tạm thời, song về lâu dài sẽ gây hiệu ứng tiêu cực. Sự thật cà phê có thể độc hại đối với người bị táo bón kinh niên, bởi cà phê làm cơ thể mất nước. Và nên hạn chế uống cà phê, bởi hợp chất oxalat sẵn có trong cà phê dễ kết hợp với calcium, tạo thành sỏi thận.

Não bị "nhiễu"

Cà phê giúp kích thích hệ thần kinh trung ương, có thể giúp tăng cường trí nhớ nếu uống 3 ly mỗi ngày. Song đối tượng thần kinh dễ bị kích thích, cao huyết áp, mất ngủ không nên dùng cà phê vì cơ thể sau một ngày làm việc đã mệt, bạn lại uống cà phê để thức khuya, về lý thuyết thì bộ não đã buồn ngủ nhưng bị sự kích thích của cà phê nên bắt não phải thức, lâu ngày khiến não bị nhiễu gây nên sự mệt mỏi và hay quên.

Bảo Trân / Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan
Kỳ 107: Hàng quán cà phê trong tiến trình phát triển ngôn ngữ học Praha
Hàng quán cà phê cung ứng không gian tự do sáng tạo, giao thoa ý tưởng, hình thành trường phái Ngôn ngữ học Praha, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của ngôn ngữ học hiện đại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Uống nhiều cà phê - hãy coi chừng!