Vụ siêu động đất ở phía đông nước Nhật ngày 11.3.2011 đã khiến ra đời một ứng dụng bảo đảm an toàn mạng sống cho dân leo núi cùng các hoạt động ngoài trời khác.

Ứng dụng cứu mạng người leo núi ra đời từ vụ siêu động đất năm 2011 ở Nhật Bản

Bảo Vĩnh | 23/08/2022, 16:45

Vụ siêu động đất ở phía đông nước Nhật ngày 11.3.2011 đã khiến ra đời một ứng dụng bảo đảm an toàn mạng sống cho dân leo núi cùng các hoạt động ngoài trời khác.

Ứng dụng có tên Yamap, cho phép người dùng biết chính xác họ ở đâu trên một bản đồ, thậm chỉ ngay cả lúc họ ở ngoài vùng phủ sóng của mạng điện thoại di động, bằng cách tải các bản đồ cần thiết trước khi thực hiện chuyến leo núi hoặc đi bộ đường dài (trekking) khám phá thiên nhiên hoang dã.

Yamap là từ ghép giữa “yama” trong tiếng Nhật có nghĩa là núi, với chữ “map” tức bản đồ trong tiếng Anh.

Người dùng cũng thích nhiều tính năng cộng đồng của ứng dụng này, qua đó họ có thể đăng tải thành quả leo lúi và chia sẻ các bí quyết. Các nhóm cứu hộ đã dùng dữ liệu định vị của Yamap để giải cứu thành công nhiều người leo núi bị lâm nạn.

Dân leo núi ở Nhật rất ưng Yamap, hồi tháng 7 năm nay đã có 3,2 triệu lượt tải ứng dụng, sau 9 năm Yoshihiko Haruyama tạo nên Yamap. Cha đẻ Yamap từng là một sinh viên khoa luật ở Đại học Doshisha.

Sau khi tốt nghiệp, Haruyama không đi làm và tiếp tục học đại học tại bang Alaksa, Mỹ. Một dịp nọ, anh đi săn hải cẩu cùng thổ dân Inuit, anh ngạc nhiên trước việc họ sử dụng thành thạo thiết bị định vị toàn cầu GPS hiện đại.

Haruyama nói rằng “họ không câu nệ phân biệt giữa truyền thống của họ và các công nghệ tiên tiến, miễn là chúng hữu ích trong việc cứu mạng”.

Hồi tháng 3.2011, Haruyama bị sốc vì Nhật liên tục xảy ra vụ sóng thần gây siêu động đất ở miền Đông nước Nhật, và thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima vào ngày 11.3.2011, một trong những thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới, làm chết 15.000 người.

Lúc đó Haruyama 30 tuổi, cảm thấy các thảm họa ấy là hậu quả của sự đứt kết nối giữa loài người với thiên nhiên. Anh cũng nghĩ rằng nếu không làm gì đó để tác động tích cực đến xã hội thì anh sẽ phải hối tiếc nhiều lúc cuối đời. Có điều Haruyama vẫn chưa cụ thể ý tưởng “làm gì đó” là làm gì. Một ngày nọ, anh thực hiện chuyến đi bộ đường dài ở núi Kuju thuộc tỉnh Oita (Nhật).

Anh rùng mình khi mở điện thoại thông minh và phát hiện nó không có sóng. Một điểm màu xanh lam, biểu thị vị trí của anh, tiếp tục di chuyển trên một màn hình hoàn toàn trống rỗng vì không có tín hiệu điện thoại.

Đó là lúc anh nhớ lại những trải nghiệm với thổ dân Inout ở Alaksa. Anh nhận ra rằng nếu điện thoại thông minh có thể dùng làm thiết bị định vị GPS cho người leo núi, thì nó sẽ giúp nhiều người leo núi không bị mắc kẹt ở đâu đó, và nó cũng có thể kết nối thiên nhiên với các thành phố thông qua một ứng dụng.

Haruyama bèn quyết mở công ty, nhưng kế hoạch làm ăn của anh bị các nhà đầu tư chê, nói rằng chỉ cần la bàn và bản đồ giấy là đủ, hoặc cảnh báo rằng nhu cầu đối với thị trường ứng dụng bản đồ còn quá ít.

Anh phá đổ các nghi ngờ ấy bằng cách một mình lập dịch vụ Yamap hồi tháng 3.2013, một phần dựa vào tiền vay của cha và từ tiền tiết kiệm của anh.

yamap-2(2).jpg
Haruyama, cha đẻ Yamap -Ảnh: J startup.go.jp

Công ty Yamap ở Fukuoka hiện có 90 nhân công, Haruyama 41tuổi làm giám đốc. Anh nói: “Tôi chưa bao muốn trở thành lãnh đạo công ty hoặc có ý định kiếm được hàng tỉ yen. Tôi sẽ luôn cố gắng thực hiện các dự án để kết nối loài người với thiên nhiên”.

Theo Asahi Shimbun
Copy Link
Bài liên quan
Truth Social đứng đầu lượt tải xuống App Store, cổ phiếu công ty liên kết với ông Trump tăng vọt
Cổ phiếu của Digital World Acquisition Corp, công ty séc trắng đứng sau Liên doanh truyền thông và công nghệ mới của ông Trump, đã tăng khoảng 14% hôm 22.2 khi ứng dụng Truth Social đứng đầu lượt tải xuống trên App Store của Apple.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng dụng cứu mạng người leo núi ra đời từ vụ siêu động đất năm 2011 ở Nhật Bản