Tại Việt Nam, phế thải nông nghiệp đã trở thành một nguồn phế thải lớn, gây ô nhiễm môi trường tại nhiều địa phương. Bên cạnh đó, phế thải, nước thải chăn nuôi… cũng làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường là cần thiết để phát triển nền nông nghiệp sạch.

Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm phát triển nền nông nghiệp sạch

Thu Anh | 13/09/2019, 22:53

Tại Việt Nam, phế thải nông nghiệp đã trở thành một nguồn phế thải lớn, gây ô nhiễm môi trường tại nhiều địa phương. Bên cạnh đó, phế thải, nước thải chăn nuôi… cũng làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường là cần thiết để phát triển nền nông nghiệp sạch.

Hội thảo khoa học Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp sạch nằm trong khuôn khổ Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành sinh học (BIOTECHMART 2019), diễn ra từ ngày 10 – 12.9 tại Cục Thông tin KH-CN quốc gia.

Theo TS Trần Đắc Hiến – Cục trưởng Cục Thông tin KH-CN quốc gia, những năm vừa qua, công nghệ sinh học đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội, không chỉ ở trong nước mà còn ở bình diện quốc tế. Công nghệ sinh học đã và đang làm thay đổi thế giới trong nhiều lĩnh vực như y tế, dược phẩm, nông nghiệp, môi trường…

Đặc biệt, trong lĩnh vực môi trường, PGS.TS. Phạm Văn Nho (Giám đốc Công ty TNHH khoa học ứng dụng công nghệ xanh PG) cho biết công nghệ Nano có rất nhiều ứng dụng trong nông nghiệp sạch như diệt nấm, vi khuẩn, vi rút bảo vệ cây trồng vật nuôi.

Ngoài ra, công nghệ nano còn giúp phân hủy chất thải, tồn dư chất bảo vệ thực vật; chống nhiễm khuẩn để kéo dài thời gian bảo quản hoa quả, sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, thực phẩm tươi sống sau chế biến; tưới tiêu tuần hoàn không sử dụng kháng sinh, hóa chất.

Tại lễ khai mạc BIOTECHMART 2019, TS Trần Đắc Hiến nhấn mạnh kết quả của công nghệ sinh học trong những năm qua đã và đang góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển mang tính đột phá trong nhiều lĩnh vực. Điển hình như việc tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất và chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, các loại enzyme trong việc tạo ra những sinh phẩm phục vụ điều trị bệnh, và những chế phẩm vi sinh ứng dụng trong xử lý môi trường.

Liên quan đến ứng dụng vi sinh vật trong phát triển nông nghiệp sạch, theo bà Nguyễn Thu Hà (Trưởng bộ môn sinh vật, Viện Thổ nhưỡng nông hóa), việc áp dụng giải pháp công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp sạch đang rất được quan tâm, đặc biệt là ứng dụng vi sinh vật.

Do vi sinh vật sinh sản rất nhanh, phân bố rất rộng, chúng chứa một lượng enzim phong phú nên có khả năng phân giải nhiều loại chất hữu cơ chỉ trong một thời gian ngắn. Trong nông nghiệp, bà Hà cho biết vi sinh vật được dùng để sản xuất phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt bệnh, làm thức ăn cho chăn nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản.

Đối với công nghệ xử lý chất thải hữu cơ bằng chế phẩm EMIC (Bộ vi sinh vật hữu hiệu) và chế phẩm vi sinh hữu ích Sagi Bio1, theo ThS. Lê Đình Duẩn (Công ty CP Công nghệ Vi sinh và Môi trường), việc ứng dụng chế phẩm vi sinh hữu ích Sagi Bio1 để kiểm soát mùi trong chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra, chế phẩm có tác dụng phân hủy nhanh rác thải hữu cơ, không phát sinh mùi hôi thối… làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng trại chăn nuôi.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm phát triển nền nông nghiệp sạch