Tờ The New York Times dẫn nguồn tin quan chức Mỹ tiết lộ số lượng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) của Ukraine đang dần ít đi khiến nước này rơi vào thế khó.
Chuyển động

Ukraine cạn dần tên lửa ATACMS

Cẩm Bình 09:41 05/01/2025

Tờ The New York Times dẫn nguồn tin quan chức Mỹ tiết lộ số lượng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) của Ukraine đang dần ít đi khiến nước này rơi vào thế khó.

ATACMS là tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên đến 300km, mang được bom chùm (tiêu diệt binh sĩ hoặc lực lượng bọc thép hạng nhẹ) lẫn đầu đạn (phá hủy công trình lớn). Trước đó chính quyền Tổng thống Joe Biden chỉ viện trợ cho Ukraine phiên bản tên lửa tầm trung. Đến tháng 11.2024 hạn chế mới được dỡ bỏ, Kyiv nhận được tên lửa tầm xa tập kích mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga.

2025-01-05-091148.png

Mỹ viện trợ khoảng 500 quả ATACMS. Nhưng theo nguồn tin của The New York Times, Ukaine sau khi triển khai đợt phóng đầu tiên nhắm vào Crimea, Lugansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson thì hiện chỉ còn 50 quả.

Nguồn tin đánh giá đợt phóng hiệu quả, nhưng cho rằng Ukraine đáng lẽ nên cẩn trọng hơn trong lựa chọn mục tiêu và số lượng tên lửa sử dụng. Giờ đây họ đành dùng chúng một cách hạn chế.

Nhiều khả năng Ukraine sẽ không thể bổ sung ATACMS. Mỹ phải duy trì kho dự trữ tối thiểu đồng thời đảm bảo phân bổ hợp lý cho lực lượng đồn trú Trung Đông cùng châu Á. Hơn nữa Tổng thống đắc cử Donald Trump đã công khai phản đối viện trợ vũ khí tầm xa cho Ukraine.

Bên cạnh ATACMS, Ukraine còn nhận được tên lửa Storm Shadow tầm bắn 250 - 400km từ Anh. Tuy nhiên một số quan chức đảo quốc sương mù gần đây tiết lộ họ không còn nhiều vũ khí để viện trợ.

Đến nay loạt vũ khí tầm xa mà phương Tây viện trợ không khiến tình hình leo thang quá mức và cũng chẳng xoay chuyển được cục diện chiến sự. Nga đáp trả Ukraine bằng tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik đồng thời giành nhiều thắng lợi ở chiến trường miền đông.

Bài liên quan
Đức khen đàm phán giữa Washington và Moscow có thể mang lại hy vọng cho Ukraine
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đối thoại giữa Mỹ và Nga có thể mở ra cơ hội cho tiến trình hòa bình trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thông qua loạt cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
20 giờ trước Theo dòng thời sự
Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19.2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ukraine cạn dần tên lửa ATACMS