Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng việc Việt Nam có thêm các tỉ phú xuất thân từ các ngành sản xuất hàng hóa sẽ khiến nền kinh tế phát triền bền vững, ổn định hơn.

Tỷ phú xuất thân từ sản xuất sẽ khiến nền kinh tế phát triển bền vững hơn

Trịnh Giang | 10/03/2018, 14:02

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng việc Việt Nam có thêm các tỉ phú xuất thân từ các ngành sản xuất hàng hóa sẽ khiến nền kinh tế phát triền bền vững, ổn định hơn.

Thưa ông, số lượng người siêu giàu ở Việt Nam đang tăng nhanh, đặc biệtlà vừa có thêm 2 tỷphú USD do Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn. Ông nhìn nhận thế nào về điều này?

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh: Trước hết, đây cũng là một điều đáng mừng đối với nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Rõ ràng chúng ta đang có những doanh nghiệp, những tập đoàn lớn có thể so sánh với các tập đoàn và doanh nghiệp trên thế giới. Bởi những người có tài sản lớn đồng nghĩa họ phải có những doanh nghiệp lớn hoặc những tập đoàn tương xứng trong tay.

Tất nhiên, cũng có nhiều người cho rằng việc chúng ta có thêm người siêu giàu của thế giới không phải là cái gì đáng mừng quá. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi thì tôi cho rằng đây là một điều rất tốt.

Trướcđây, những người giàu nhất Việt Nam chủ yếu xuất thân từ bất động sản, nhưng trong cơ cấu tỷphú vừa qua, đã có những người đi lên từ sản xuất, từ nhiều ngành khác nhau. Ông đánh giá thế nào về sự chuyển biến này?

-Thực ra thì không phải ở Việt Nam mà trên thế giới các tỉ phú xuất thân từ các hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản vẫn gần như là điểm chung của nhiều nhà giàu trên thế giới.

Tất nhiên việc gọi “giàu lên từ bất động sản” một phần cũng là sự chuyển hóa từ tài sản này sang tài sản kia, nhưng dù sao cũng dễ hơn là sản xuất kinh doanh. Bởi để sản xuất kinh doanh có lời đột xuất thì khó. Nó chỉ là một số lợi nhuận đều đều chứ không thể nói có lợi nhuận tăng vọt lên do thị trường hay là nhu cầu người tiêu dùng… như kinh doanh bất động sản.

Việc giàu lên từ sản xuất thường khó, nhưng những người giàu lên nhờ sản xuất kinh doanh là giàu “bền”. Nghĩa là có tính bền vững cho bản thân cá nhân đó và có lợi đối với nền kinh tế xã hội.

Những người giàu lên từ sản xuất phải có các nhà máy kinh doanh hoặc những tập đoàn lớn. Ở đó, họ vừa tạo ra của cải vật chất, tài sản cho xã hội nhưng đồng thời cũng tạo ra được công ăn việc làm và cân đối được các mối quan hệ khác trong nền kinh tế. Như vậy là họ đang giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững hơn và tốt hơn.

Xã hội đôi khi vẫn “kỳ thị” giới siêu giàuvà cho rằng tài sản của họ có được không phải từ sự cạnh tranh minh bạch, công bằng. Ông bình luận thế nào về điều này và theo ông, làm sao để người dân có thái độ tích cực hơn về các tỷphú?

-Chúng ta phải thấy một điều, người giàu lên là những người rất giỏi. Tại sao cùng sống, cùng sản xuất, kinh doanh, cùng tham gia đầu tư mà họ giàu còn chúng ta không giàu được?

Bản thân những người giàu đang tạo ra rất nhiều việc làm, đặc biệt là những người giàu lên từ sản xuất kinh doanh. Chúng ta nên tôn vinh và tôn trọng những người đó.

Đây là điều mà chúng ta cần phải thay đổi trong nếp nghĩ của người dân cũng như những người lãnh đạo xã hội và đất nước, bởi vì nếu không có những người giàu thì mức phát triển của đất nước sẽ chậm hơn.

Về mặt đóng góp cho nhà nước, tiền thuế họ đóng cũng rất lớn. Riêng thuế thu nhập doanh ngiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân họ đóng góp cho nhà nước lớn bằng rất nhiều lần so với người khác.

Nếu nói về trách nhiệm, nghĩa vụ công dân thì họ đã có nhiều đóng góp lớn. Về trách nhiệm xã hội, riêng việc họ tạo ra và giải quyết công ăn việc làm, trả lương cho được hàng trăm nghìn người lao động là điều xứng đáng được xã hội tôn vinh và tôn trọng.

Tuy nhiên, trong các chính sách cũng như các hoạt động quản lývà điều hành xã hội vẫn còn những sơ hở, lỗ hổng. Bởi thế, một số người vì lợi ích của bản thân hay tập đoàn mà thao túng chính sách hoặc lợi dụng để giàu hơn. Đó là lỗ hổng trong quản lý khi không kiên quyết và thiếu những hoạch định mang tính chiến lược để không tạo kẽ hở cho người khác lợi dụng.

Bên cạnh đó, ngay cán bộ của chúng ta có những người do áp lực của đồng tiền, tham nhũng, lợi ích nhóm mà thay đổi hoặc vi phạm những quy định của nhà nước, kéo theo thay đổi những quy hoạch đã có của các cơ quan có thẩm quyền.

Đây là lỗ hổng về mặt đạo đức của cán bộ. Cho nên vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải có những cơ chế pháp lýnghiêm minh, chặt chẽ và rõ ràng. Những người muốn lợi dụng hoặc xâm phạm pháp lýsẽ khó mà thực hiện được nếu chúng ta nghiêm minh.

Ông nghĩ sao về trách nhiệm của giới tỷ phúđối với sự phát triển chung của xã hội, cộng đồng? Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay, giới siêu giàu chưa có nhiều kết nối, chung tay để cùng nhau giải quyết những vấn đề to lớn của đất nước. Đó là chưa kể, một số người còn thao túng chính sách, gây hại cho cộng đồng.

-Việc phát triển vì cộng đồng là một trong những trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. Việc tôn vinh và tôn trọng góp phần nâng cao giá trị của bản thân của những người giàu và siêu giàu. Từ đó, họ sẽ có trách nhiệm hơn với những phát biểu, việc làm của họ.

Đây là điều chúng ta cần phải làm và tạo ra thói quen để từ đó những người siêu giàu họ thấy được xã hội tôn vinh và có một vị trí nhất định. Vì thế nên họ cũng có trách nhiệm với xã hội.

Xin hỏi riêng tư ông một chút, ông thích một hình mẫu tỷ phúnhư thế nào? Trên thế giới, ông hài lòng nhất với tỷ phúnào? Và ở Việt Nam hiện nay, đâu là tỷ phúông đặt kỳ vọng?

-Thực sự tôi rất mong chúng ta có những tỷ phúcó nếp sống tương đối đơn giản, mang tính tiết kiệm và lành mạnh như Bill Gates - người từng đứng ở vị trí giàu nhất thế giới nhiều năm. Tôi cho rằng họ là những người đáng để học tập.

Ngoài việc quan tâm đến quá trình phát triển và làm giàu cho tập đoàn, Bill Gates là người rất quan tâm đến việc thành lập các quỹ trợ giúp người yếm thế trong xã hội mà người có tài sản nên học hỏi.

Trong số các tỷ phúcủa Việt Nam, tôi mong muốn sẽ có các tỷ phúliên quan đến hoạt động sản xuất nhiều hơn.

Xin cảm ơn ông!
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỷ phú xuất thân từ sản xuất sẽ khiến nền kinh tế phát triển bền vững hơn