Từ năm 2022 trở đi, "công nghệ số" đang ngày càng bùng phát mạnh mẽ và được xem là một phần không thể trong cuộc sống.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh không nên chú trọng vào trường quá 'hot'

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 01/04/2022, 22:00

Từ năm 2022 trở đi, "công nghệ số" đang ngày càng bùng phát mạnh mẽ và được xem là một phần không thể trong cuộc sống.

Cụm từ "cách mạng công nghiệp 4.0" đã không còn quá xa lạ đối với các học sinh và phụ huynh trong thời gian qua. Chính vì thế, công nghệ số cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc chọn trường, chọn ngành nghề của các thí sinh cũng như việc lo lắng của học sinh sau khi tốt nghiệp ĐH. Việc lựa chọn các ngành học về công nghệ số, hay những ngành học hot luôn được các học sinh, phụ huynh quan tâm.

Trao đổi với phóng viên, PGS.Vũ Duy Hải, Phó trưởng phòng tuyển sinh trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết năm 2022 phương án tuyển sinh của trường vẫn giữ cơ bản như năm 2021, tuy nhiên có một số thay đổi nhỏ để phù hợp với xu hướng và lộ trình mà nhà trường đã chuẩn bị trong năm qua. Năm nay, bên cạnh ngành Công nghệ thông tin, thì ngành Phân tích kinh doanh hay Logistic… là những ngành "hot", có sức hút lớn. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn ngành nghề, thí sinh không nên quá chú trọng vào ngành "hot", thay vào đó là cân nhắc ngành học dựa trên sự yêu thích và khả năng của bản thân. Đừng lựa chọn những ngành nghề có số điểm đầu vào quá sức với năng lực học của mình.

giang-duong.jpg
Thí sinh nên lựa chọn ngành nghề và trường phù hợp với sở thích, năng lực của mình

"Hiện nay các trường dù có mở thêm ngành nghề mới hay các trường có lượng thí sinh đăng ký cao đều dựa trên khảo sát, phân tích nhu cầu tuyển dụng của thực tế xã hội để đào tạo. Đó chính là việc định hướng tương lai cũng như sự phát triển của nghề nghiệp so với tình hình phát triển kinh tế, xã hội mà nhà trường muốn tuyển sinh để đào tạo. Do đó, tất cả các chương trình đào tạo mà trường đại học thông báo tuyển sinh đều đem lại cho người học những cơ hội việc làm nhất định. "Ngành học nào cũng chứa đựng tiềm năng riêng. Do đó, thay vì chạy theo đám đông, trong quá trình chọn ngành, chọn nghề, thí sinh cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng. Tôi cho rằng, ưu tiên số 1 khi chọn ngành nghề là dựa trên sự đam mê, sở thích của bản thân; sau đó là sự cân nhắc, tính toán về năng lực. Trước khi chọn ngành, thí sinh cũng cần quan tâm đến học phí đào tạo của chương trình đó sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình" - ông Hải cho hay.

Theo các chuyên gia giáo dục, năng lực học và sở thích của các thí sinh phải đi đôi với nhau. Đây là yếu tố quyết định việc học trường gì, ngành học ra sao và liệu điều kiện kinh tế của gia đình có đáp ứng được không mới là quan trọng để các thí sinh đặt bút ghi tên mình vào phiếu đăng ký tuyển sinh. Trong thời kỳ hội nhập ngày nay thì các nhà tuyển dụng ngày càng yêu cầu cao hơn với các bạn sinh viên khi ra trường bản thân các em cũng phải cạnh tranh với lao động đến từ quốc gia khác nhau, chính vì thế phải chuẩn bị thật kỹ trước khi chọn trường.

Còn PGS-TS Lê Thanh Tùng - Trường ĐH Mở TP.HCM thì lưu ý các thí sinh khi đăng ký tuyển sinh cũng có thể lựa chọn ngành nghề theo tính cách của mình cũng như đam mê mà mình theo đuổi. Thêm vào đó, khi đi học tại trường mà bản thân thí sinh yêu thích, đam mê và phù hợp thì cũng là nơi trau dồi những kinh nghiệm quý báu áp dụng thực tế vào công việc. "Trong quá trình học tại trường thường thì các sinh viên sẽ được đào tạo cả về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề, đặc biệt kỹ năng hội nhập bằng các hoạt động như giao lưu sinh viên quốc tế, phong trào sinh viên, chuyển tiếp học kỳ quốc tế... Các kỹ năng đó giúp sinh viên dần quen với môi trường quốc tế, tạo cơ hội để sinh viên ra trường làm việc tại các công ty đa quốc gia. Ngoài ra, năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) cũng cần thiết để có cơ hội tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp mà bất cứ cá nhân sinh viên nào cũng cần sử dụng khi đi làm".

Năm 2022, một trong những điểm mới dự kiến sẽ thay đổi là, thí sinh đăng ký xét tuyển đại học sau kỳ thi tốt nghiệp THPT bằng hình thức trực tuyến. Việc này sẽ diễn ra 1 lần, kéo dài khoảng 6 tuần để thí sinh có thời gian nghiên cứu, điều chỉnh. Khi đã đăng ký xong, thí sinh sẽ không có cơ hội để chỉnh sửa nguyện vọng như năm trước. Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng - chuyên viên chính Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), với phương án trên, năm nay sẽ không còn khái niệm đăng ký lần thứ nhất, sau đó đợi kết quả thi tốt nghiệp THPT rồi điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Khác với năm trước, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển đại học bằng hình thức trực tuyến hoặc bằng phiếu (bản giấy), nhưng năm nay dự kiến thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng bằng hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Để chọn nghề đúng cần xác định được mong muốn của các bạn sẽ trở thành là ai trong thời gian tới. Các em có thể tham khảo tư vấn từ bố mẹ, thầy cô ở trường phổ thông, bạn bè... Các thí sinh cần đặt nguyện vọng yêu thích nhất, phù hợp nhất lên đầu. Muốn học ngành nào, thí sinh cần ưu tiên đặt nguyện vọng đó lên đầu để tránh tình trạng đỗ vào trường mà mình không yêu thích.

PGS.TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) – cho rằng việc định hướng nghề nghiệp, sở thích các học sinh cần suy nghĩ và cố gắng kể từ năm học lớp 11 thì khi các em học sẽ có mục tiêu. “Các em không nên nghiên cứu tràn lan, rất dễ bị rối. Thay vào đó, chỉ tập trung tìm hiểu kỹ từ 2 - 3 trường và từ 5 - 6 ngành, mã ngành; sau đó đưa ra lựa chọn cuối cùng. Thí sinh cũng không nên chọn những ngành, trường mà các năm trước có điểm cao quá so với điểm dự đoán của bản thân, vì cần nghiên cứu kỹ các đề án tuyển sinh của các trường để xem có phù hợp với năng lực học của mình hay không. Còn đối với các em học sinh muốn thay đổi nguyện vọng học của mình thì cần nghiên cứu kỹ để đưa ra những lựa chọn ngành học, trường học tốt nhất đối với mình trong năm 2022" - PGS.TS Bùi Đức Triệu khuyến cáo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuyển sinh 2022: Thí sinh không nên chú trọng vào trường quá 'hot'