Ông Vũ Hồng Trường, đại diện của Hanoi Metro, cho biết một số hạng mục của công trình đang được hoàn thiện và cần được chuyên gia nước ngoài kiểm định trước khi vận hành.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể vận hành vào tháng 4

Zing | 20/03/2019, 06:26

Ông Vũ Hồng Trường, đại diện của Hanoi Metro, cho biết một số hạng mục của công trình đang được hoàn thiện và cần được chuyên gia nước ngoài kiểm định trước khi vận hành.

Chiều19/3, tại Hội nghị thông tin báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức, đại diện của Sở GTVT Hà Nội, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Công ty Metro Hà Nội thông tin kế hoạch vận hành thương mại tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

"Thành phố hay công ty chúng tôi chưa bao giờ phát ngôn tàu có thể chở khách từ 1/4. Hiện giờ có một số hạng mục chưa hoàn thiện như hệ thống kiểm vé tự động AFC và thang cuốn chưa có mái che", ông Trường cho biết.Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), khẳng định chưa có bất cứ tuyên bố nào của các cơ quan chức năng về thời gian chính thức tuyến đường sắt này được đưa vào vận hành.

Vị này cũng nói thêm để tàu có thể chính thức đưa vào hoạt động cần phải trải qua nhiều đợt kiểm định, giám sát chặt chẽ của nhiều cơ quan chức năng. Do vậy, khó xác định được thời điểm chính xác tàu đi vào vận hành.

Giám đốc Hanoi Metro cũng nhấn mạnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là dự án trọng điểm quốc gia nên sẽ có Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước để nghiệm thu công trình, trang thiết bị và cả nhân lực.

Ngoài ra, ông cũng cho biết sẽ có cơ quan chuyên gia độc lập của Pháp kiểm định chất lượng của công trình trước khi chính thức đưa vào chạy thử.

Giám đốc Metro Hà Nội cho biết việc điều chỉnh các tuyến buýt mới là các phương án ban đầu, nhằm cắt giảm diện tích mặt đường bị lãng phí khi có đường sắt trên cao. Vị này nói không có chuyện cấm buýt để đường sắt độc quyền.

"Ở đầu Cát Linh vẫn có 7 tuyến xe buýt kết nối. Ở Yên Nghĩa là 11 tuyến, rất thuận tiện cho người dân. Một phút là có xe buýt ngay, chậm nhất là 2 phút. Mỗi nhà ga dọc đường có tối thiểu từ 2-3 tuyến xe buýt kết nối", ông Trường nói.

Trước đó, ông Vũ Hồng Phương, Phó giám đốc phụ trách Ban quản lý dự án đường sắt, cho biết dự án đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, 1% còn lại gồm các hạng mục đang được hoàn thiện. Trong đó bao gồm công trình ga, depot, hạng mục thẻ vé tự động AFC.Ngày 15/3, Bộ trưởng Giao thông - Vận tải (GTVT)Nguyễn Văn Thểđi kiểm tra tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và yêu cầu nhà thầu, các đơn vị liên quan cần nỗ lực hơn nữa để dự án đi vào vận hành thương mại vào cuối tháng 4 năm nay.

Sơn Hà/Zing

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, gồm 12 ga đi trên cao. Ban đầu dự kiến triển khai dự án từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2013 hoàn thành, tổng mức đầu tư hơn552 triệu USD(gồm nguồn vốn trong nước kết hợp với vốn vay ODA của Trung Quốc).

Do bị chậm tiến độ, đến tháng 10/2011, dự án mới chính thức được triển khai và điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn868 triệu USD(hơn18.000 tỷ đồng).

Dự án đã được đóng điện toàn hệ thống vào cuối tháng 7/2018. Từ 20/9/2018, dự án vận hành thử toàn bộ hạng mục (gồm đoàn tàu và 11 thiết bị liên quan) và khai thác thương mại sau khi chạy thử 3-6 tháng. Tuy nhiên, đến giờ tuyến đường sắt này vẫn chưa được đưa vào vận hành.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể vận hành vào tháng 4