Cựu thiếu tướng bộ binh Mỹ Paul Vallely khẳng định Tổng thống Donald Trump không muốn xung đột quân sự với Nga, theo báo Russia beyond the headlines (RBTH).

Tướng Mỹ: Donald Trump không muốn xung đột quân sự với Nga

04/03/2017, 15:57

Cựu thiếu tướng bộ binh Mỹ Paul Vallely khẳng định Tổng thống Donald Trump không muốn xung đột quân sự với Nga, theo báo Russia beyond the headlines (RBTH).

Tổng thống Trump tại sân bay Gerard Ford - Ảnh: Reuters

RBTH đã có cuộc phỏng vấn với ông Vallery, hiện là nhà phân tích quân sự của hãng tin Fox News và ông Michael Maloof, cựu chuyên gia phân tích chính sách an ninh của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Chủ đề chính của cuộc phỏng vấn là ông Trump sẽ phản ứng thế nào về việc Nga sáp nhập Crimea, và ông sẽ trao đổi đề tài nào khi ông gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và Donald Trump (chưa xác định ngày).

Tướng Vallely cho rằng ông Trump sẽ muốn nói với ông Putin: “Này, chuyện gì vậy? Phải có lý do chứ, ông cho tôi biết được không?”.

Ông nói cựu Tổng thống Barack Obama không thể làm thế, nhưng mọi người sẽ biết cách ông Trump đề cập, nếu có đọc cuốn sách “Nghệ thuật thương lượng” của ông Trump.

Tướng Vallery cho rằng không sớm thì muộn, ông Putin sẽ gặp ông Trump, vì đấy là một điều quan trọng, khi Mỹ-Nga hiện như trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, vì giới truyền thông Mỹ và đảng Dân chủ đang chỉ trích Nga về mọi điều một cách kỳ quái. Ông nói hoàn toàn không có bằng chứng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bằng tin tặc hoặc bằng bất kỳ biện pháp nào khác.

Ở cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên, hai ông Trump-Putin sẽ nói chuyện về các vấn đề liên quan kinh tế, năng lượng, tình hình Syria, chủ nghĩa cực đoan và cách xử lý.

Ông Vallely cũng cho rằng ông Trump sẽ đề cập chuyện CHDCND Triều Tiên, và ông sẽ xem xét có nên đề cập vấn đề Crimea và Ukraine hay không, nhưng ông sẽ không bám vào các vấn đề này “Nói chung, tôi nghĩ ông Putin tôn trọng ông Trump. Tôi nói không sớm thì muộn, chúng ta sẽ bị bất ngờ về mọi sự sẽ diễn ra”.

RBHT đặt câu hỏi có những quan chức thuộc quân đội Mỹ trong nhóm thân cận ông Trump, vậy họ có xem Nga là một mối đe dọa, sự thách thức hay là một đồng minh tiềm năng?

Tướng Vallely nói: “Chúng tôi có vài người còn không biết gì về nước Nga mới. Chúng tôi vẫn còn một nhóm CIA cũ vẫn xem Nga là mối đe dọa chính. Tôi biết một người nhưng không muốn nói tên vì đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực. Nếu quý vị dẫn lời tôi thế này, ông ta sẽ đáp “Sao ông ấy nói thế về tôi, tôi mới chỉ ở đây một tuần”.

Ông xác nhận trong số quan chức thuộc quân đội Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đến Tổng thống Trump: “Ông ấy có thế để thúc đẩy kế hoạch của ông ấy với Nhà Trắng. Mattis chắc chắn có nhiều quyền hơn những sĩ quan khác trong nhóm Trump để hoạch định chính sách”.

Ông Michael Maloof nói Bộ trưởng Mattis hiện vẫn xem Nga là một mối đe dọa, nhưng cùng lúc, ông vẫn có thể làm việc với Moscow: “Điều quan trọng là ông Trump chọn người, biết vị thế của họ. Và ông ấy đã nói rõ là muốn biết ý kiến của họ, nhưng ông ấy giữ quyền quyết định cuối cùng”.

Ông Maloof còn nói đã có vài sự hợp tác giữa quân đội Mỹ-Nga về nội chiến Syria, nhưng cũng có sự phản kháng ngầm trong quân đội, chống chuyện hợp tác này. Ông cho biết có một bộ phận trong quân đội không thích chia sẻ tin tình báo, vì vẫn có tư tưởng cũ rằng Nga là mối đe dọa chính.

Tướng Vallely nói thêm: Ông Trump có quan điểm tích cực về Nga, không hề có thành kiến Nga là một mối đe dọa.

Việc tướng Michael Flynn phải từ chức Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ được RBTH hỏi có phải là sự khép lại một cơ hội để Nga “mở một cánh cửa sổ vào chính phủ Trump?”.

Ông Vallely nói đúng, ông Flynn là “cửa sổ mở vào chính quyền Trump cho Nga” và đó là một điều đặc biệt quan trọng từ di sản ông Obama để lại.

Ông nói: “Ông Obama chưa bao giờ biết cách phát triển mối quan hệ với Nga. Trong khi đó, ông Flynn rất ủng hộ việc làm thân với Nga, và dù ông đã phải từ chức, ông Trump vẫn có thể với tới Moscow”.

Ông Maloof nói: Ông Trump đã luôn bày tỏ ý muốn làm việc với Nga nhiều hơn so với thời Chiến tranh Lạnh. Và hiện nước Mỹ đang có tinh thần hướng tới một đường lối mới của vị tân tổng thống. Nhưng đấy là một sự thay đổi khó, vì vẫn còn những quan chức CIA thế hệ cũ có quyền lực và nắm được giới truyền thông Mỹ chủ trương bài Nga, từ đó có chuyện chính trị-quân đội gây sức ép để ông Trump thay đổi quan điểm về Nga. Nhưng khi ông Trump đã quyết hợp tác, họ sẽ đứng lên hoan nghênh”.

RBTH đặt câu hỏi nếu cánh quân đội “nói lọt tai” ông Trump, liệu điều này có nghĩa ông Trump sẽ tiếp tục theo đuổi một chính sách hung hăng đối với Nga, nếu như ông không có được sự thân thiện với ông Putin?

Tướng Vallery không nghĩ ông Trump sẽ chọn biện pháp hung hăng, hai ông Trump-Putin sẽ thân thiện với nhau và sẽ có một thỏa thuận chung.

Ông nhấn mạnh: “Ông Trump sẽ không hề chọn cách đối đầu quân sự với Nga”.

Kim Hương (theo Russia beyond the headlines)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tướng Mỹ: Donald Trump không muốn xung đột quân sự với Nga