Tổng thống Mỹ Donald Trump trong 5 ngày nắm quyền đầu tiên đã áp đặt ý chí cá nhân một cách nhanh chóng và kiên quyết, cho thấy các cam kết tranh cử của ông không phải lời nói suông.
Góc nhìn

Tuần nắm quyền đầu tiên của ông Trump

Cẩm Bình 26/01/2025 13:29

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong 5 ngày nắm quyền đầu tiên đã áp đặt ý chí cá nhân một cách nhanh chóng và kiên quyết, cho thấy các cam kết tranh cử của ông không phải lời nói suông.

Một trong số bước đi đầu tiên là tái thiết bộ máy quan liêu mà Tổng thống Trump đánh giá là thù địch với mình trong nhiệm kỳ 2017-2021, điều chuyển hoặc cách chức hàng trăm công chức trong hàng loạt cơ quan. Ông còn nhanh chóng triển khai thêm binh sĩ đến biên giới phía nam, cách chức người đứng đầu lực lượng bảo vệ bờ biển, ban hành hàng loạt sắc lệnh về mọi vấn đề từ môi trường đến quyền công dân theo nơi sinh (26 sắc lệnh được ban hành chỉ trong vòng vài giờ sau nhậm chức). Táo bạo không kém là quyết định ân xá cho khoảng 1.500 người liên quan đến vụ bạo loạn Đồi Capitol ngày 6.1.2021.

Các đồng minh của Tổng thống Trump ví von loạt động thái trên giống “cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm” khiến đội ngũ công chức, công đoàn, nhóm vận động lẫn giới truyền thông bất ngờ. Họ khen ngợi nhóm chuyển giao đã dành thời gian làm việc tỉ mỉ, soạn thảo kế hoạch chính sách chi tiết cho phép Tổng thống Trump bắt tay vào thực thi ngay. Bên phản đối thì chỉ trích ông bóp méo hiến pháp, mở rộng quyền hành pháp vượt quá giới hạn.

2025-01-26-122945.png
Tổng thống Mỹ Donald Trump hành động rất nhanh chóng trong 5 ngày đầu tiên - Ảnh: Reuters

Sự chuẩn bị phi thường

Cả phe đối lập cũng thừa nhận 5 ngày qua tương phản đáng kinh ngạc với nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump, khi đấu đá nội bộ cùng sự chuẩn bị yếu kém phá hỏng nhiều sáng kiến chính sách đầy tham vọng.

“Chỉ xét phạm vi lẫn tốc độ thực hiện các hành động vừa qua, nhóm chuyển giao đã cho thấy kết quả của sự chuẩn bị phi thường”, theo nhà sử học Timothy Naftali (Thư viện Tổng thống Nixon)

Đặc biệt nhiều chính sách vừa ban hành trùng khớp với những gì mà “Dự án 2025” - một nhóm bảo thủ dành hơn 2 năm chuẩn bị cho khả năng Tổng thống Trump nắm quyền trở lại - soạn thảo. Ông từng tuyên bố chẳng biết gì về “Dự án 2025” mặc dù nhiều cựu trợ lý tham gia, nhưng ảnh hưởng của nhóm này với Nhà Trắng lại rất rõ ràng.

“Dự án 2025” chủ trương thanh trừng Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, cải tổ Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA). Tất cả nay đều trở thành hiện thực.

Đỉnh cao quyền lực nhất thời?

Trong tương lai chương trình nghị sự của Tổng thống Trump sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản. Một số người ủng hộ thừa nhận thời gian đầu có thể chính là đỉnh cao quyền lực.

Nhiều sắc lệnh mà ông ban hành đụng chạm hiến pháp. Sắc lệnh bỏ quy định quyền công dân theo nơi sinh vừa bị tòa án liên bang chặn lại. Vài sắc lệnh khác bị các tiểu bang và tổ chức vận động hành lang khởi kiện.

Không những vậy Tổng thống Trump còn gặp phải thách thức duy trì thế đa số hẹp của đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ. Đảng của tổng thống đương nhiệm thường mất ghế trong bầu cử giữa nhiệm kỳ. Nếu điều này xảy ra thì nỗ lực thực thi chính sách mà ông chủ Nhà Trắng đang triển khai mạnh mẽ sẽ vô cùng khó khăn.

Bài liên quan
Việt Nam nằm trong 4 nước có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi chính sách mới của Tổng thống Donald Trump
Việt Nam được đánh giá nằm trong top 4 các nước có nguy cơ bị ảnh hưởng nhất trước những chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thông qua loạt cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
23 giờ trước Theo dòng thời sự
Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19.2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuần nắm quyền đầu tiên của ông Trump