Thông tư số 41/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực ngày 1.9 yêu cầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân làm từ thiện đều phải mở sổ kế toán ghi chép đầy đủ, minh bạch thông tin.

Từ ngày 1.9, làm từ thiện phải ghi chép đầy đủ, minh bạch thông tin

Lam Thanh | 30/08/2022, 17:08

Thông tư số 41/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực ngày 1.9 yêu cầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân làm từ thiện đều phải mở sổ kế toán ghi chép đầy đủ, minh bạch thông tin.

Thông tư số 41/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện có hiệu lực từ ngày 1.9 tới.

Thông tư này áp dụng đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; ban vận động quỹ "Vì người nghèo" các cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã); các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng những nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện hoạt động xã hội, từ thiện.

Theo thông tư, tất cả tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có các hoạt động liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện hoạt động xã hội, từ thiện đều phải mở sổ kế toán ghi chép đầy đủ nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo và minh bạch thông tin theo quy định của thông tư này và pháp luật có liên quan.

Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có hoạt động xã hội, từ thiện có tổ chức kế toán riêng đối với hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng những nguồn đóng góp tự nguyện phải thực hiện mở sổ kế toán ghi chép, hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch theo quy định.

Các cá nhân có hoạt động xã hội, từ thiện có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện phải thực hiện theo quy định; đồng thời lập báo cáo và công khai tình hình tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp theo quy định của pháp luật.

tt.jpg
Ca sĩ Thủy Tiên là một cá nhân có hoạt động từ thiện nổi bật thời gian qua

Thông tư nêu rõ tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện mà không tổ chức kế toán riêng thì được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị theo chế độ kế toán hiện hành mà đơn vị đang áp dụng. Đồng thời, phải mở sổ chi tiết theo dõi riêng các khoản thu, chi cho các hoạt động từ thiện, gồm các khoản đã tiếp nhận, các khoản đã phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cho mục đích xã hội, từ thiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo minh bạch, rõ ràng.

Đối với khoản tiếp nhận tài trợ bằng tiền, đơn vị phải ghi chép theo dõi đầy đủ các khoản đã tiếp nhận theo thời gian đóng góp thực tế, chi tiết theo nhà tài trợ. Đơn vị phải mở riêng tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc để tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện, không được sử dụng chung tài khoản với các hoạt động khác của đơn vị.

Đối với khoản tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật, đơn vị tiếp nhận chịu trách nhiệm bảo quản an toàn, phân phối kịp thời số hiện vật đến các địa chỉ nhận hỗ trợ. Đơn vị phải hạch toán ghi chép đầy đủ số hiện vật nhận tài trợ và việc phân phối số hiện vật này trên cơ sở bảng kê, chứng từ có chữ ký của người nhận, xác nhận của đơn vị có trách nhiệm tại địa phương theo quy định của pháp luật...

Thông tư số 41/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.9.2022.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ ngày 1.9, làm từ thiện phải ghi chép đầy đủ, minh bạch thông tin