Người ta tin rằng sự độc đáo, mới lạ sẽ chảy ra từ suối nguồn tuổi trẻ. Theo nhà huy động vốn công ty nổi tiếng Vinod Khosla: “Những người dưới 35 tuổi là những người tạo ra thay đổi. Những người trên 45 tuổi cơ bản đã chết về mặt ý tưởng”. Điều đó có đúng không?

Tư duy ngược dịch chuyển thế giới: Thiên tài trẻ và chú rùa kiên trì trong Rùa và Thỏ, đâu mới là độc đáo?

15/08/2020, 13:24

Người ta tin rằng sự độc đáo, mới lạ sẽ chảy ra từ suối nguồn tuổi trẻ. Theo nhà huy động vốn công ty nổi tiếng Vinod Khosla: “Những người dưới 35 tuổi là những người tạo ra thay đổi. Những người trên 45 tuổi cơ bản đã chết về mặt ý tưởng”. Điều đó có đúng không?

Sự suy giảm này là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trong một cuộc đóng góp sáng kiến, khi các công ty mở hộp thư, điều rất bất ngờ là họ thấy rằng những nhân viên lớn tuổi hơn có xu hướng nộp nhiều ý tưởng và ý tưởng của họ chất lượng hơn so với các đồng nghiệp trẻ, và những đề xuất có giá trị nhất đến từ những nhân viên trên 55 tuổi. Trong lĩnh vực công nghệ, các công ty khởi nghiệp gọi được thêm những khoản tài trợ vốn lớn là những công ty có nhà sáng lập trung bình ở độ tuổi 38.

Nhà sáng tạo trẻ: trước một cái búa mọi thứ đều là đinh

Trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, nhà kinh tế học Chicago David Galenson nói rằng mặc dù chúng ta rất nhanh chóng nhớ được các thiên tài trẻ đạt đến đỉnh cao từ sớm, nhưng cũng có rất nhiều các bậc thầy lão làng đạt đỉnh cao hơn sau đó.

Trong thơ ca chẳng hạn, cứ xuất hiện một người như E. E. Cummings, người viết bài thơ có sức ảnh hưởng đầu tiên ở tuổi 22 và hơn một nửa tác phẩm tuyệt vời nhất của mình trước khi bước sang tuổi 40, thì lại xuất hiện một Robert Frost, người đã viết đến 92% số bài thơ được tái bản nhiều nhất sau độ tuổi 40.

Điều gì có thể giải thích cho những chu kỳ hoàn toàn khác biệt của sự sáng tạo? Tại sao một số người đạt đến đỉnh cao sớm, còn những người khác thì thời kỳ rực rỡ lại đến muộn hơn? Khi Galenson nghiên cứu những người sáng tạo, ông đã khám phá ra hai phong cách hoàn toàn khác nhau: sáng tạo theo phong cách khái niệm và sáng tạo theo phong cách thực nghiệm.

Các nhà sáng tạo theo phong cách khái niệm thường xây dựng một ý tưởng lớn và sắp xếp triển khai thực hiện nó. Còn những nhà sáng tạo thực nghiệm giải quyết vấn đề thông qua thử nghiệm và sai lầm, học hỏi và phát triển ngay trong khi theo đuổi nó.

Theo Galenson, những nhà sáng tạo khái niệm là những người chạy nước rút, và những người sáng tạo thực nghiệm là những vận động viên marathon. Khi ông nghiên cứu các nhà kinh tế đạt giải Nobel, tính trung bình, những người sáng tạo theo khái niệm có những sản phẩm ảnh hưởng nhất ở tuổi 43, trong khi những nhà sáng tạo thực nghiệm có được chúng ở tuổi 61.

Trong một nghiên cứu độc lập về mỗi nhà vật lý đã từng đạt giải Nobel, về những thiên tài trẻ dưới 30, chính xác có một nửa trong số họ là các nhà sáng tạo khái niệm có những tác phẩm để đời. Trong số những bậc lão làng 45 tuổi trở lên, 92% trong số họ tạo ra các tác phẩm thực nghiệm.

Những sáng tạo theo hướng khái niệm có thể được thực hiện một cách nhanh chóng, bởi vì nó không đòi hỏi nhiều năm tìm hiểu một cách có hệ thống. “Các nhà sáng tạo theo hướng khái niệm thường có những đóng góp quan trọng nhất cho một ngành khoa học chỉ ít lâu sau khi họ đến với nó”, Galenson nhận thấy. Vì lý do này, những nhà sáng tạo khái niệm trở nên ít độc đáo, nổi bật một khi họ cố thủ trong lối tư duy thông thường để tiếp cận vấn đề.

Là một nhà sáng tạo khái niệm, Galenson chỉ ra rằng E. E. Cummings cũng đối mặt với một trở ngại tương tự. Sau khi tưởng tượng ra những quy tắc của riêng mình về ngôn ngữ, cú pháp và chấm câu ở tuổi đôi mươi, ông bước vào độ tuổi 65 và một nhà phê bình nhận xét về ông rằng: “Cummings là một nhà thơ táo bạo độc đáo”, nhưng “các tập thơ của ông lại hoàn toàn giống nhau”. Như nhà tâm lý học Abraham Maslow nhận xét: “Khi bạn cầm trong tay một cái búa, mọi thứ trước mắt bạn đều là đinh”.

Chú rùa kiên trì trong câu chuyện Rùa và Thỏ

Các nhà sáng tạo khái niệm có xu hướng tạo ra những ý tưởng độc đáo ban đầu nhưng có nguy cơ sao chép lẫn nhau. Các cách tiếp cận thực nghiệm mất nhiều thời gian hơn, nhưng được chứng minh là có thể mới lạ hơn: Thay vì sao chép những ý tưởng đã có trước đó, các thí nghiệm cho phép chúng ta tiếp tục khám phá những cái mới.

Để duy trì tính độc đáo khi chúng ta lớn tuổi hơn và tích lũy kinh nghiệm, sự đặt cược thành công tốt nhất là áp dụng hướng tiếp cận thực nghiệm. Chúng ta có thể vẽ ra trước một vài kế hoạch cho những gì muốn tạo nên, bắt đầu thử nghiệm các kiểu ý tưởng và giải pháp thăm dò khác nhau. Cuối cùng, nếu có đủ kiên nhẫn, chúng ta có thể chạm vào một điều gì đó mới mẻ và hữu ích.

Những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi, và đối với các nhà triết học thực nghiệm, không bao giờ là quá muộn để trở nên độc đáo. Chạy nước rút là một chiến lược tốt đối với một thiên tài trẻ tuổi, nhưng để trở thành một bậc thầy lão luyện thì cần sự kiên nhẫn ở các thử nghiệm để thực hiện một cuộc chạy marathon.

Cả hai con đường đều dẫn đến sự sáng tạo. Tuy nhiên, đối với những người không có được cái nhìn sâu sắc, thử nghiệm chậm và ổn định có thể thắp sáng con đường đến với sự độc đáo dù mất nhiều thời gian hơn. “Tất nhiên, không phải tất cả những người 65 tuổi chưa đạt được thành tựu đều là những nhà sáng tạo thực nghiệm chưa được phát hiện”, tác giả Daniel Pink phản ánh. “Nhưng nó có thể củng cố quyết tâm không ngừng sáng tạo, không hề nản chí để có được thành công, giống như chú rùa kiên trì trong câu chuyện Rùa và Thỏ.”

Tư duy ngược dịch chuyển thế giới – First News

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tư duy ngược dịch chuyển thế giới: Thiên tài trẻ và chú rùa kiên trì trong Rùa và Thỏ, đâu mới là độc đáo?