Trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 7 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,7 tỉ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1,4 tỉ USD, chiếm 17,8%; Nhật Bản 1,1 tỉ USD, chiếm 13,6%; Đặc khu hành chính Hồng Kông 991,6 triệu USD, chiếm 12%.

Từ đầu năm tới nay, Trung Quốc là nước rót vốn nhiều nhất vào Việt Nam

29/07/2019, 12:33

Trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 7 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,7 tỉ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1,4 tỉ USD, chiếm 17,8%; Nhật Bản 1,1 tỉ USD, chiếm 13,6%; Đặc khu hành chính Hồng Kông 991,6 triệu USD, chiếm 12%.

Trung Quốc đổ vốn FDI nhiều nhất vào Viêt Nam trong 7 tháng - ảnh: Internet

Gần 80.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2019 có 79,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp tăng mạnh, đạt 12,6 tỉ đồng. Đây là mức cao nhất trong những năm trở lại đây, dự báo sức khỏe tốt hơn của các doanh nghiệp gia nhập thị trường.

Tính riêng trong tháng 7, cả nước có 12.352 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 139,2 nghìn tỉ đồng, giảm 4,7% về số doanh nghiệp và giảm 26,9% về số vốn đăng ký so với tháng trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 11,3 tỉ đồng, giảm 23,3%; tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 94,9 nghìn người, giảm 15,1%.

Trong tháng, cả nước còn có 2.690 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 25,9% so với tháng trước; 2.501 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 6,4%; có 2.471 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 15,7%; có 1.434 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 1,4%.

Tính chung 7 tháng, cả nước có 79,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 999,4 nghìn tỉ đồng, tăng 4,6% về số doanh nghiệp và tăng 29,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, còn có 24,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng lên 103,6 nghìn doanh nghiệp. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng năm nay là 743,9 nghìn người, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước.

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 7 tháng năm nay là 23,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Theo lĩnh vực hoạt động, có gần 9 nghìn doanh nghiệp ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 38,8%), tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước; có 3,4 nghìn doanh nghiệp xây dựng (chiếm 14,5%), tăng 11,1%; có 2,9 nghìn doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 12,7%), tăng 18%...

Trong 7 tháng này còn có 24,8 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, trong đó có 11,8 nghìn doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu từ năm 2018, chiếm 47,4% tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; doanh nghiệp thông báo giải thể là 7,6 nghìn doanh nghiệp, chiếm 30,6% và 5,4 nghìn doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, chiếm 22%.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 7 tháng năm 2019 là 9,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư nước ngoài: dự án tăng, vốn giảm

Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tháng 7 và 7 tháng năm 2019 mặc dù đã có dấu hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch năm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chưa cải thiện nhiều khi tiếp tục đạt mức tăng thấp nhất trong các năm giai đoạn 2015-2019. Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn giữ đà phát triển với mức kỷ lục về số dự án đăng ký cấp mới 7 tháng và số vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây..

Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20.7.2019 thu hút 2.064 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8,2 tỉ USD, tăng 24,6% về số dự án và giảm 37,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, có 791 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,4 triệu USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 7 tháng ước tính đạt 10,6 tỉ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 7 tháng còn có 4.387 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 8,52 tỉ USD, tăng 77,8% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 733 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,70 tỉ USD và 3.654 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2,82 tỉ USD.

Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 7 tháng năm 2019, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 766,2 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là TP.HCM 688,7 triệu USD...

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 7 tháng năm nay có 90 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 180,1 triệu USD; 21 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 97,3 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 7 tháng năm 2019 đạt 277,4 triệu USD, trong đó lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 94,3 triệu USD, chiếm 34% tổng vốn đầu tư; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 83,4 triệu USD, chiếm 30,1%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 37,1 triệu USD, chiếm 13,4%.

Trong 7 tháng có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Tây Ban Nha là nước dẫn đầu với 59,8 triệu USD, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư; Mỹ 45,7 triệu USD, chiếm 16,5%.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ đầu năm tới nay, Trung Quốc là nước rót vốn nhiều nhất vào Việt Nam