“Lùm xùm xung quanh việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam vừa rồi có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ phải là tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Mọi người cứ bảo phải như thế này, phải như thế kia nhưng phương án để phát triển nó là cái gì thì ai có thông tin về vấn đề này không”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nói.

TS Nguyễn Đình Cung: ‘Tiên trách kỷ, hậu trách nhân trong CPH Hãng phim truyện’

Trí Lâm | 31/10/2017, 11:41

“Lùm xùm xung quanh việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam vừa rồi có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ phải là tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Mọi người cứ bảo phải như thế này, phải như thế kia nhưng phương án để phát triển nó là cái gì thì ai có thông tin về vấn đề này không”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nói.

Hãng phim cũng nên tự trách mình

Bên lề hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Cổ đông chiến lược trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước” vừa diễn ra, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã có những chia sẻ với báo chí về công tác cổ phần hóa của Hãng phim truyện Việt Nam.

Theo ông Cung, khi cổ phần hóa, đầu tiên là hãng phim phải đưa ra phương án, chiến lược phát triển, phải định vị được sẽ phát triển ra sao. Theo đó, cần những nhà đầu tư nào, mang đến những giá trị nào cho việc phục vụ chiến lược…

“Lùm xùm xung quanh vụ hãng phim truyện vừa rồi có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ phải là tiên trách kỉ, hậu trách nhân, phải trách mình chứ. Mọi người cứ bảo phải như thế này, phải như thế kia nhưng phương án để phát triển nó là cái gì thì ai có thông tin về vấn đề này không”, ông Cung nói.

Chuyên gia này cho rằng hãng phim phải trả lời được rằng muốn phát triển như thế nào, mong muốn nhà đầu tư mang tới gì cho họ? Trả lời được hai câu hỏi đó, mới có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và nắm rõ nhà đầu tư này sẽ được lợi gì từ mình, nhà đầu tư kia sẽ mang lại cho mình những giá trị gia tăng nào. Cái quan trọng là phải định hình được cổ đông chiến lược là gì, không phải ai đến cũng là chiến lược.

“Bây giờ cứ nói tôi có thương hiệu này, tôi có lịch sử kia thì nó không có giá trị nhiều lắm trong việc bàn về tương lai phát triển của hãng phim truyện”, ông Cung nhấn mạnh.

Theo ông Cung, những cổ đông chiến lược là những cổ đông phải thực sự quan tâm tới sự phát triển của hãng phim. Ít nhất cổ đông chiến lược phải là nhà phát hành phim hay liên quan đến nghệ thuật. Công ty đường thủy được chọn làm cổ đông chiến lược, dư luận khó chấp nhận là đương nhiên.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, việc định giá thương hiệu tương đối phức tạp vì đây là tài sản vô hình. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có giá trị thương hiệu, chỉ là ít hay nhiều. Kể cả những doanh nghiệp đang thua lỗ thì vẫn có giá trị thương hiệu.

“Đối với Hãng phim truyện Việt Nam thì định giá 0 đồng là không chính xác. Doanh nghiệp này có tính độc quyền trong khoảng thời gian tương đối dài với rất nhiều phim. Hãng phim này vẫn là “cây đa cây đề” của phim ảnh Việt Nam và có rất nhiều nghệ sĩ gạo cội”, ông Thịnh nói.

“Nếu doanh nghiệp mua hãng phim mà không để làm phim thì phải thay đổi toàn bộnhân sự trong hãng và xin quy hoạch lại tất cả. Còn mua để làm phim thì dứt khoát phải có giá trị thương hiệu”, chuyên gia này khẳng định.

Tư duy thị trường trong cổ phần hóa

Nói về tầm quan trọng của cổ đông chiến lược, ông Cung cho rằng muốn làm bất cứ cái gì thì cũng cần một hệ tư tưởng, tư duy đi trước mở đường. Tư duy trong cổ phần hóa nói chung và trong việc tìm kiếm cổ đông chiến lược có lẽ là phải có một tư duy thị trường hơn.

“Tư duy tiếp cận theo hướng cách nhìn của một nhà đầu tư hơn là một cơ quan quản lí hành chính của nhà nước. Đấy là sự khác biệt và cần phải thay đổi tư duy như thế. Đây là nguyên nhân bao trùm của những nguyên nhân dẫn tới vấn đề là chúng ta chưa thành công trong cái cuộc khủng khoảng doanh nghiệp nhà nước”, ông Cung nói.

Theo ông Phan Đức Trung (CIEM), nguyên nhân chưa thu hút được nhà đầu tư chiến lược là cách thức xác định giá trị hiện nay chưa thuyết phục được các nhà đầu tư lớn ở nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, tài chính, lợi nhuận, hiệu quả quản trị kinh doanh… cũng chưa đủ sức thu hút.

Cùng với đó, quy trình, cách thức cổ phần hóa hiện nay còn nhiều điểm chưa phù hợp, đặc biệt là việc tìm kiếm cổ đông chiến lược, kí kết hợp đồng đòi hỏi rất nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy mà có ý kiến cho rằng không nên quá gắn chặt việc tìm cổ đông chiến lược với quá trình cổ phần hóa. Có thể sau cổ phần hóa sẽ khiến việc tìm kiếm tốt hơn là việc tìm cổ đông chiến lược trong thời gian quá ngắn và không đủ điều kiện cũng như thời gian tìm kiếm

Đối với chuyện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, ông Trung cho rằng trong quá trình xây dựng phương án cổ phần hóa, tìm kiếm nhà đầu tư thì phải tiếp tục nâng cao tính minh bạch hơn nữa.

Hoài Phong
Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Nguyễn Đình Cung: ‘Tiên trách kỷ, hậu trách nhân trong CPH Hãng phim truyện’