TS Lưu Bích Hồ nhận định: “Nợ của chúng ta tất cả là 235% GDP, bao gồm cả nợ của doanh nghiệp, người dân, nợ chính phủ. Sống trên núi nợ thì làm ăn ra sao?”

TS Lưu Bích Hồ: Chúng ta đang sống trên núi nợ

19/12/2018, 17:40

TS Lưu Bích Hồ nhận định: “Nợ của chúng ta tất cả là 235% GDP, bao gồm cả nợ của doanh nghiệp, người dân, nợ chính phủ. Sống trên núi nợ thì làm ăn ra sao?”

TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển - Ảnh: Dân Việt

Ý kiến này của TS Lưu Bích Hồ tiếp tục đưa ra trong buổi tọa đàm Sức bật kinh tế từ tam nông do báo Dân Việt tổ chức sáng 19.12.

Nông nghiệp có phần khởi sắc

Theo TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp nông thôn, lĩnh vực nông nghiệp có khởi sắc chính là thay đổi cơ cấu sản xuất, giảm diện tích lúa. Lần đầu tiên gạo Việt Nam tiến vào Hà Nội, TP.HCM, thay cho Thái Lan và Campuchia. Thủy sản và trái cây Việt Nam tăng trưởng mạnh, tạo nên mức tăng trưởng lớn, 40 tỉ đô la Mỹ cho xuất khẩu.

Trong 3 khâu đột phá về tái cơ cấu, ông Sơn cho rằng Việt Nam chưa thực sự đột phá về thị trường, thông tin về thị trường mù mờ, đây là cản trở khi hội nhập. Thể chế mắc quá lâu, quan hệ sản xuất không đột phá, doanh nghiệp không vào được. Khoa học công nghệ chưa phát huy, những điều thiết thực cho người nông dân cũng chưa đột phá.

Theo chuyên gia này, năm 2017 nông nghiệp Việt Nam chứng kiến một sự kiện, đó là chưa bao giờ trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam quay lại thời kỳ kinh tế kế hoạch như thế, khi mà nhà nước phải bàn với nhà kinh doanh để điều tiết giá thị lợn. Sau đó, tình hình giá cả thịt lợn diễn biến khá tốt, giá bán ổn định trở lại. Nhưng điều đó cho thấy người nông dân bị đẩy xuống thấp, người tiêu dùng bị đẩy lên cao.

“Đã tới lúc, chúng ta phải xây dựng một nền kinh tế hợp tác. Ví dụ, hiệp định vừa qua chúng ta ký với EU về xuất khẩu gỗ, yêu cầu của họ là 100% gỗ nhập khẩu vào EU phải hợp pháp. Trong khi 70% gỗ chúng ta nhập từ bên ngoài, vậy chúng ta có đáp ứng được yêu cầu của họ không?”, ông Sơn nêu câu hỏi.

Một điểm nguy hiểm khác, theo ông Sơn, là Việt Nam đã tốt nghiệp, trở thành nước thu nhập trung bình - thấp, không còn được vay ODA ưu đãi nữa. Vậy nên, Bộ Tài chính đã cắt giảm nhiều khoản cho vay lại.

“Xét về khía cạnh tài chính thì bảo đảm an toàn. Nhưng các tỉnh nghèo rất gay go khi mất hẳn một nguồn lực hỗ trợ cả về tiền, trí tuệ, nhiệt huyết. Tôi cho rằng phải cắt giảm thủ tục, thời gian vay và cấp vốn ODA. Hiện các tỉnh rất sợ nợ công nên không dám vay, nhưng doanh nghiệp rất cần vay tiền để phát triển. Chúng ta nên lồng ghép với chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững”, ông Sơn nêu.

TS. Lưu Bích Hồ cho rằng vẫn có một số vấn đề lớn. Tất cả những gì xuất hiện trước mắt mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Theo ông Hồ, năm 2018, chúng ta đã thực hiện tái cơ cấu kinh tế thực chất hơn, nhưng chưa đủ. Nếu không tiếp tục tái cơ cấu kinh tế một cách thực chất hơn, thì sẽ không có nền tảng vững chắc cho tăng trưởng. Rất may mắn, một trong những điểm sáng trong thời gian vừa qua là quá trình tái cơ cấu tam nông.

“Gần đây, có đánh giá là tới từ một tổ chức quốc tế phản ánh chất lượng kinh tế Việt Nam xếp thứ 42/149 quốc gia, tốc độ tăng trưởng cũng khá. Nhưng tôi thấy không đúng. Nên có cảnh cáo với những tổ chức nước ngoài như WB, ADB thường hay khen chúng ta vô lối”, TS Lưu Bích Hồ nói.

Chúng ta đang sống trên núi nợ?

Về nợ, TS Lưu Bích Hồ nhận định: “Chúng ta đang sống trên một núi nợ, không chỉ có hơn 60% nợ công. Nợ của chúng ta tất cả là 235% GDP, bao gồm cả nợ của doanh nghiệp, người dân, nợ chính phủ. Sống trên núi nợ thì làm ăn ra sao? Tiếp sau đây, nếu chịu thêm tác động của chiến tranh thương mại thì chúng ta ứng phó thế nào? Động lực tăng trưởng ở đâu?”

“Chúng ta nói về 4.0, nhưng chính phủ phải là người đi đâu, triển khai chính phủ điện tử, kết nối với doanh nghiệp. Tôi lo rằng sang năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Một vài năm tới, nếu không tái cơ cấu một cách quyết liệt và thực chất lĩnh vực tài chính - ngân hàng và khu vực doanh nghiệp nhà nước thì e là khó thoát khỏi vùng trũng tăng trưởng, khó đạt được mức 7%”, ông Hồ nói.

Theo TS Vũ Đình Ánh, về nhận định ngân sách nhà nước năm nay thâm hụt ở mức thấp tôi cho rằng nên bỏ, vì con số về thâm hụt ngân sách nhà nước phải đợi 1,5 năm nữa, tức là năm 2020 mới biết thâm hụt năm 2018 là bao nhiêu.

“Tôi đã quan sát số quyết toán và số thực hiện lần 1, lần 2 năm 2019, đều cách rất xa lần đầu. Năm 2017, chúng ta bắt đầu bỏ phần trả nợ gốc ra khỏi ngân sách nhà nước. Nếu bỏ 1-2% GDP để trả nợ gốc, thì khối lượng trả nợ gồm nợ gốc và nợ lãi tăng khoảng 2 - 3% so với trước đó. Nghĩa vụ trả nợ, gồm trả nợ gốc và lãi của Việt Nam đã tăng vọt. Phần nợ sẽ chiếm hết phần ngân sách nhà nước vốn dùng để chi đầu tư. Nếu chúng ta không trả nợ được, sẽ liên quan tới vấn đề nặng nề hơn rất nhiều”, ông Ánh cho hay.

Cũng theo chuyên gia này, về nợ quốc gia, tương tự nợ công, số liệu như chúng ta công bố hiện nay là theo kiểu chúng ta thôi. Chúng ta chưa đưa ra đầy đủ số nợ công, nợ nước ngoài, nợ của tư nhân.

3 động lực phát triển năm 2018

“Nhìn lại năm 2018, Việt Nam có 3 động lực để phát triển kinh tế.Thứ nhất, cải thiện vốn đầu tư. Thứ hai, cải thiện năng suất lao động, chuyển biến từ năng lao động truyền thống sang công nghiệp tiêu dùng. Thứ 3, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh”, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Fubright Việt Nam.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Lưu Bích Hồ: Chúng ta đang sống trên núi nợ