Thông tin 15 doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam mở rộng chuỗi cung ứng đã gây sốc lớn cho các nước lân cận như: Thái Lan, Phillipines, Indonesia... Rõ ràng họ sẽ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của mình để không thể thua Việt Nam..."

Trưởng đại diện Jetro: Nhiều nước rất sốc khi 15 doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam!

23/07/2020, 17:16

Thông tin 15 doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam mở rộng chuỗi cung ứng đã gây sốc lớn cho các nước lân cận như: Thái Lan, Phillipines, Indonesia... Rõ ràng họ sẽ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của mình để không thể thua Việt Nam..."

Ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện văn phòng Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro Hà Nội) - Ảnh: TN

Việt Nam là điểm sáng đầu tư

Thông tin trên được ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện văn phòng Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro Hà Nội) đưa ra tại buổi họp báo chiều 23.7. Ông Takeo Nakajima cho biết 15 trong số hơn 80 doanh nghiệp Nhật Bản được nhận hỗ trợ từ chính phủ để chuyển nhà máy qua Việt Nam cho thấy Việt Nam đang là một thị trường nhận được nhiều sự quan tâm.

Jetro mới đây đã công bố danh sách 30 doanh nghiệp nước này (trên tổng số hơn 100 công ty đăng ký dự án đa dạng hoá chuỗi cung ứng) được nhận trợ cấp để mở rộng chuỗi cung ứng sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào.

Một nửa danh sách này là các công ty đăng ký chuyển sang Việt Nam, gồm doanh nghiệp quy mô lớn, nhỏ và vừa với nhiều lĩnh vực hoạt động như: y tế, linh kiện điện thoại, ô tô, dệt may... Số tiền trợ cấp dao động 100 triệu đến 5 tỉ yen, bù đắp một phần chi phí cần thiết để mua sắm và lắp đặt máy móc, thiết bị cho việc mở rộng sản xuất.

15 doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rộng đầu tư vào Việt Nam - nguồn: Jetro

30 công ty được trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á đều mong muốn được dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Asean. Chương trình này nằm trong mục tiêu mở rộng, đa dạng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản.

Nói về quyết định đưa ra chương trình hỗ trợ này của Chính phủ Nhật Bản, ông Takeo Nakajima cho biết chịu tác động lớn từ dịch bệnh nên Nhật Bản rất hạn chế các mặt hàng y tế từ khẩu trang đến các loại dung dịch, thiết bị bảo hộ. Hơn nữa, để tiết kiệm chi phí nên các doanh nghiệp Nhật Bản trước đây thường có xu hướng sản xuất tập trung thay vì mở rộng sản xuất. Theo đó, trong bối cảnh dịch bệnh cũng như nhu cầu cấp thiết hiện nay thì việc mở rộng, đa dạng chuỗi cung ứng sang 2-3 khu vực là cần thiết, trong đó Asean là một đối tác rất quan trọng và Việt Nam là một điểm sáng.

Theo ông Takeo, 15 doanh nghiệp lựa chọn mở rộng đầu tư vào Việt Nam thì mỗi doanh nghiệp có một lý do khác nhau. Thứ nhất là do Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh nên kỳ vọng sẽ sớm khôi phục được chuỗi sản xuất. Thứ hai là do một mục tiêu dài hạn từ 10-15 năm tới, Việt Nam sẽ là thị trường tiêu thụ nội địa tiểm năng. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng khi mở rộng chuỗi cung ứng sẽ tăng gấp đôi, gấp ba chi phí nhưng chi phí nhân công, chi phí đầu tư doanh nghiệp... ở Việt Nam rẻ nên nhiều doanh nghiệp đã chọn Việt Nam. Bên cạnh đó, các lĩnh vực mà doanh nghiệp Nhật chọn đầu tư như dệt may thì doanh nghiệp Việt Nam rất có năng lực và uy tín.

Về khoản đầu tư của 15 doanh nghiệp, ông Takeo nói: "Hiện nay vẫn chưa có thông tin chi tiết về việc 15 doanh nghiệp này sẽ đầu tư bao lâu và bao nhiêu tiền vào Việt Nam, vì đây mới chỉ là kế hoạch của họ và Jetro sẽ ký kết với họ. Trước hết là ký thỏa thuận, sau đó dựa trên kế hoạch để đầu tư cơ sở sản xuất, tiếp đến là thẩm định xem thực tế và kế hoạch có khớp với nhau không, sau đó chúng tôi mới cung cấp khoản tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Việc chọn 30 doanh nghiệp sang Đông Nam Á và 15 doanh nghiệp sang Việt Nam đều dựa trên việc đã cân đối ngân sách của Chính phủ Nhật Bản".

Triển khai đầu tư sớm nhất vào Việt Nam từ năm 2023

Khi nào 15 doanh nghiệp này bắt đầu triển khai đầu tư vào Việt Nam là một vấn đề được dư luận quan tâm, ông Takeo Nakajima mỗi doanh nghiệp có thời điểm khác nhau nhưng Jetro có quy định thời điểm kết thúc quá trình triển khai này.

Cụ thể, hạn cuối cùng cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam là tháng 3.2025. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp đã khởi động để triển khai chương trình này. Nhưng đối với một số doanh nghiệp về y tế phải kết thúc sớm 2 năm là vào tháng 3.2023.

"Như vậy xét về hoàn thành tất cả quy trình để hưởng hỗ trợ, nếu quá thời hạn thì họ sẽ không được hưởng chính sách trợ cấp này nữa. Khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ thì họ đã tính toán rất thận trọng rồi nên việc rút khỏi chương trình này sẽ không có khả năng cao. Tôi nghĩ xu hướng mở rộng là một quá trình dài", ông Takeo cho hay.

Việt Nam là điểm sáng, song cũng là cơ hội lớn để đầu tư nhưng khi nhìn nhận vào thực tế hiện nay tại thị trường này, Trưởng đại diện văn phòng Jetro Hà Nội cho rằng tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ 30-40% tùy theo sản phẩm. Thiếu nguồn nhân lực cũng là một vấn đề ở đây vì hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tìm đến Việt Nam, đây là một cơ hội nhưng cũng là thách thức. Đặc biệt, hệ thống pháp luật chưa minh bạch, thiếu nhất quán... đã gây trở ngại cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam.

Theo đó, ông này cho rằng Việt Nam cần cải thiện các vấn đề về hệ thống pháp luật, tỷ lệ nội địa hóa, nguồn nhân lực... Đặc biệt, Việt Nam cần nhìn nhận một cách thực tế rằng lợi thế về chi phí giá rẻ sẽ không phải là lợi thế lâu dài, thay vào đó Việt Nam cần phát triển những lợi thế khác để thu hút được dòng vốn đầu tư thực sự có chất lượng, tạo động lực cho sự phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Tuyết Nhung

Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trưởng đại diện Jetro: Nhiều nước rất sốc khi 15 doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam!