Các nhà khoa học tin tưởng rằng trước khi phi hành gia Neil Armstrong đặt chân lên Mặt trăng, vệ tinh của Trái đất đã từng có sự sống.

Trước Neil Armstrong, Mặt trăng đã có sự sống

26/07/2018, 05:35

Các nhà khoa học tin tưởng rằng trước khi phi hành gia Neil Armstrong đặt chân lên Mặt trăng, vệ tinh của Trái đất đã từng có sự sống.

Trước khi người Mỹ đặt chân lên Mặt trăng, vệ tinh này rất có thể đã từng có sự sống riêng - Ảnh: Sky News

Tất nhiên, sự sống đó không phải là Chị Hằng hay Chú Cuội, mà là sự sống ở dạng nguyên sơ vào hai thời điểm cụ thể là 3,5 và 4 tỉ năm trước.

Trong một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí khoa học Astrobiology, các nhà khoa học cho rằng những dạng sống đơn giản có thể đã sinh sôi mạnh trên Mặt trăng trong hai thời kỳ 3,5 và 4 tỉ năm trước.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi hai nhà khoa học, Giáo sư Dirk Schulze-Makuch - một nhà sinh vật học vũ trụ học tại Đại học bang Washington - và Giáo sư Ian Crawford của Birkbeck, Đại học London.

Theo hai tác giả nghiên cứu, vào hai thời điểm nói trên, Mặt trăng đã phun ra nhiều khí dễ bay hơi, siêu nóng, trong đó có cả hơi nước nên rất phù hợp để duy trì sự sống.

"Nếu nước lỏng và một bầu không khí đủ dày trên Mặt trăng trong một thời gian dài, thì chúng tôi tin rằng nó ít nhất sẽ có thể là nơi phát sinh sự sống một cách thoáng qua", Giáo sư Schulze-Makuch nói.

Theo những nghiên cứu mới đây, thời điểm cách đây hơn 3 tỉ năm thì Mặt trăng cũng có từ quyển - một vòng từ trường có thể làm chệch hướng các bức xạ điện từ chết người của Mặt trời - tương tự như từ quyền trên Trái đất của chúng ta ngày nay.

Giáo sư Schulze-Makuch cho hay sự sống trên Mặt trăng có thể giống như lúc khởi đầu sự sống trên Trái đất, khi các phân tử hữu cơ tự tái tạo, nhân bản và phát triển ngày một phức tạp hơn.

Vị giáo sư Mỹ tin rằng sự sống trên Mặt trăng có thể đến từ Trái đất, khi thời điểm hơn 3 tỉ năm trước hành tinh của chúng ta liên tục bị bắn phá bởi các thiên thạch và có thể một trong số chúng đã mang các sinh vật sống đơn giản từ Trái đất lên Mặt trăng.

"Rất có thể thực sự có vi khuẩn phát triển mạnh trong các hồ nước trên Mặt trăng, cho đến khi bề mặt vệ tinh này khô hạn và chết dần", Giáo sư Schulze-Makuch nói.

Thiên Hà (theo Sky News)

Bài liên quan
Còn nhiều bí ẩn ở sao Hải Vương và mặt trăng Triton chờ khám phá
Một thị trấn dưới dãy Alps của Áo có vẻ không phải là nơi thuận lợi nhất để thực hiện các sứ mệnh không gian táo bạo. Nhưng trong 40 năm qua, sinh viên và giáo sư  ở Alpbach cùng nhau nghiên cứu và xây dựng một ý tưởng khám phá hành tinh xa nhất Hệ mặt trời.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trước Neil Armstrong, Mặt trăng đã có sự sống