Theo cố vấn về vấn đề khí hậu hàng đầu của Tổng thống Mỹ, chính quyền Biden tuần tới sẽ đưa ra nhiều chính sách cần thiết hơn để giải quyết biến đổi khí hậu và đang thúc giục Trung Quốc thực hiện quyết liệt một trong những mục tiêu về phát thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

Trung Quốc xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất, cố vấn Biden nói cam kết của ông Tập không đủ tốt

Nhân Hoàng | 24/01/2021, 10:55

Theo cố vấn về vấn đề khí hậu hàng đầu của Tổng thống Mỹ, chính quyền Biden tuần tới sẽ đưa ra nhiều chính sách cần thiết hơn để giải quyết biến đổi khí hậu và đang thúc giục Trung Quốc thực hiện quyết liệt một trong những mục tiêu về phát thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

Gina McCarthy, cố vấn về vấn đề khí hậu quốc gia của Nhà Trắng, không nói chính sách nào sẽ được ban hành. Một bản ghi nhớ được Reuters xem hôm 21.1 cho thấy Biden sẽ công bố vòng thứ hai của lệnh hành pháp ngay sau ngày 27.1, bao gồm một lệnh để chống biến đổi khí hậu trong nước và nâng vấn đề này lên thành ưu tiên an ninh quốc gia.

"Chúng tôi đã gửi tín hiệu về những điều mà chúng tôi không thích rằng sẽ quay trở lại, nhưng tuần này bạn sẽ thấy chúng tôi tiến lên với tầm nhìn của tương lai", Gina McCarthy nói tại cuộc họp trực tuyến của Hội nghị Thị trưởng Mỹ.

Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20.1, ông Biden nhanh chóng ban hành lệnh hành pháp đã hủy bỏ giấy phép dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL trị giá 9 tỉ USD sẽ nhập khẩu dầu cát từ Canada và tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Cả hai động thái đó đều đảo ngược chính sách của cựu Tổng thống Donald Trump. Trong 4 năm cầm quyền, ông Trump đã rút lại khoảng 100 quy định về khí hậu và môi trường khi theo đuổi chính sách “thống trị về năng lượng” để tối đa hóa sản lượng và xuất khẩu dầu, khí đốt và than đá.

John Kerry, đặc phái viên về khí hậu của ông Biden, cho biết cam kết gần đây của Trung Quốc, nước xả khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới, là không đủ tốt.

Vào tháng 9.2020, Chủ tịch Tập Cận Bình đặt mục tiêu phát thải CO2 lên mức cao nhất trước năm 2030 và sau đó đưa về 0 trước năm 2060, 10 năm sau khung thời gian 2050 được hầu hết các nước ưa chuộng, đồng thời cam kết mục tiêu ngắn hạn đầy tham vọng hơn về khí thải.

trung-quoc-xa-khi-thai-gay-hieu-ung-nha-kinh-nhieu-nhat-chinh-quyen-biden-noi-cam-ket-cua-ong-tap-khong-du-tot1.jpg
Gina McCarthy là cố vấn về vấn đề khí hậu của ông Biden

Với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Barack Obama vào năm 2015, John Kerry đã giúp đưa Trung Quốc vào bàn tại hội nghị khí hậu của Liên hợp quốc ở Paris. Ông John Kerry nói chính quyền Biden hiện đã bắt đầu gây áp lực ngoại giao lên các quốc gia rằng phải nỗ lực hơn nữa về vấn đề khí hậu.

John Kerry trò chuyện hôm 22.1 với các Bộ trưởng Ngoại giao ở châu Âu, những người nói với ông rằng họ kỳ vọng cao vào chính quyền Biden sau khi Mỹ thiếu hành động về khí hậu trong những năm Trump cầm quyền.

Vâng, chúng tôi nhận ra rằng mình sẽ trở lại với sự khiêm tốn”, John Kerry nói với các Bộ trưởng Ngoại giao châu Âu, cho biết thêm rằng phần lớn các bang Mỹ và hơn 1.000 thị trưởng tiếp tục tiến lên phía trước về vấn đề khí hậu sau thời Trump.

Mỹ là nước có mức phát thải CO2 trong top đầu thế giới. John Kerry nói Mỹ phải làm tốt hơn để đạt được mức phát thải CO2 bằng 0 vào năm 2050, có lẽ thông qua các công nghệ mới nổi như thu giữ CO2 trực tiếp từ không khí.

Theo John Kerry, đối phó với biến đổi khí hậu không có nghĩa là làm giảm lối sống, chẳng hạn như lái xe ít hơn hoặc không thể ăn thịt.

John Kerry cho biết chính quyền Biden, thị trưởng và các nhà lãnh đạo địa phương khác sẽ phải thuyết phục người Mỹ rằng việc kiềm chế biến đổi khí hậu “có thể là chuyển đổi kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử toàn cầu”.

Bài liên quan
Vừa ký lệnh hành pháp đầu tiên về đeo khẩu trang, Biden đã bị phản ứng
Nhiều người phản ứng tiêu cực với lệnh hành pháp đầu tiên của Tổng thống Biden.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất, cố vấn Biden nói cam kết của ông Tập không đủ tốt