Khi nhu cầu dầu biến động thời COVID-19 làm thay đổi cục diện sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu trong khu vực, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nước lọc dầu lớn nhất thế giới năm 2020.

Trung Quốc vượt Mỹ thành nước lọc dầu số 1 thế giới nhờ đâu?

Nhân Hoàng | 26/03/2021, 20:22

Khi nhu cầu dầu biến động thời COVID-19 làm thay đổi cục diện sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu trong khu vực, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nước lọc dầu lớn nhất thế giới năm 2020.

Khi Trung Quốc bắt đầu tăng cường công suất lọc dầu trong suốt đại dịch COVID-19, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) đã công bố dữ liệu cho thấy nước này chế biến nhiều dầu thô hơn Mỹ trong phần lớn năm 2020.

Trong khi Mỹ bị sụt giảm nhu cầu trong suốt năm 2020 dẫn đến giảm tất cả các hoạt động liên quan đến dầu mỏ, Trung Quốc lại được hưởng lợi từ sự chuyển dịch quốc tế này. Trái ngược với Mỹ, khi giá dầu giảm, Chính phủ Trung Quốc trả tiền cho các nhà máy lọc dầu để tăng mức sản xuất.

Trung Quốc hiện có ít nhất 4 nhà máy lọc dầu lớn mới đang được xây dựng, hầu hết trong số đó dự kiến ​​sẽ sản xuất nhiên liệu nhựa thô, chẳng hạn như ethylene và propylene.

Dù Mỹ có khả năng một lần nữa vượt Trung Quốc trở thành nhà lọc dầu lớn nhất thế giới vào cuối năm 2021, theo những dự đoán về nhu cầu dài hạn thì có thể xu hướng này sẽ tồn tại không lâu vì nhu cầu dầu trên toàn châu Á tiếp tục tăng.

Các nhà máy lọc dầu trên khắp Mỹ đã mất đà để đối phó với đại dịch COVID-19. Vào cuối năm ngoái, việc sản xuất trên mặt đất của Royal Dutch Shell Plc tại nhà máy lọc dầu Convent ở bang Louisiana đã phải tạm dừng. Khi mở cửa vào năm 1967, Convent có công suất lọc dầu gấp 35 lần Trung Quốc, cho thấy tình hình đã thay đổi đáng kể như thế nào trong vài thập kỷ qua.

Các nhà máy lọc dầu cũng bị cản trở trong năm nay do cơn bão tuyết nghiêm trọng đổ bộ vào bang Texas hồi tháng 2.2021. Trong cơn bão tuyết, hoạt động lọc dầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008. Nguyên nhân phần lớn do các đường ống bị đóng băng buộc các nhà sản xuất phải tạm dừng hoạt động. Dầu thô của nhà máy lọc dầu giảm 2,6 triệu thùng/ngày xuống 12,2 triệu thùng/ngày tuần qua.

Vào tháng 11.2020, Trung Quốc đã chế biến khoảng 1,2 triệu thùng
dầu thô/ngày. Phần lớn công việc lọc dầu mới này được thực hiện trong đơn vị mới tại cơ sở Chiết Giang khổng lồ của công ty Rongsheng Petrochemical, phía đông bắc Trung Quốc.

trung-quoc-vuot-my-thanh-nuoc-loc-dau-nhat.jpg
Một nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc

Trung Quốc không phải là cường quốc châu Á duy nhất đầu tư vào lĩnh vực lọc dầu trong thập kỷ tới. Chỉ vài tuần trước, Ấn Độ đã công bố kế hoạch đầu tư 4,5 tỉ USD vào việc mở rộng nhà máy lọc dầu Panipat vào tháng 9.2024. Điều này sẽ tăng công suất của Panipat thêm 2/3 lên 500.000 thùng/ngày.

Chỉ sau Trung Quốc một chút, với tư cách là nhà nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, Ấn Độ đang phấn đấu tăng 60% công suất lọc dầu để đáp ứng nhu cầu dầu ngày càng tăng của đất nước. Điều này xảy ra khi Thủ tướng Narendra Modi đã cam kết cải thiện lĩnh vực sản xuất của Ấn Độ.

Việc mở rộng nhà máy lọc dầu dự kiến ​​sẽ thúc đẩy sản xuất hóa dầu và các sản phẩm đặc biệt có giá trị gia tăng của Ấn Độ, chẳng hạn như xăng, dầu diesel và ATF (dầu hộp số tự động).

Tập đoàn Dầu khí Nhà nước Ấn Độ (IOC) cũng công bố kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu mới tại thị trấn Nagapattinam, bang Tamil Nadu, miền nam nước này với chi phí 4,01 tỉ USD. Công ty con Chennai Petroleum Corporation Limited của IOC dự kiến ​​sẽ phát triển nhà máy lọc dầu nhằm đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm dầu mỏ trên khắp miền nam Ấn Độ.

Trong khi các hoạt động lọc dầu của Mỹ dự kiến ​​sẽ khởi sắc trước cuối năm nay, công suất lọc dầu ở Trung Quốc cũng như các dự án mới tại Ấn Độ tăng lên đáng kể, cho thấy bộ mặt của ngành có thể thay đổi ở thập kỷ tới. Khi nhu cầu dầu tại Mỹ giảm dần và tiếp tục tăng trên khắp châu Á, nhiều quốc gia khu vực này sẽ tìm kiếm các sản phẩm tinh chế ở gần hơn để đáp ứng nhu cầu của mình.

Bài liên quan
Vì sao Trung Quốc nhập khẩu ethanol ồ ạt từ Mỹ?
Ba tàu chở ethanol đang hướng đến Trung Quốc từ Bờ Vịnh Mỹ, ba nguồn tin thương mại nói với Reuters hôm 8.3. Dấu hiệu cho thấy xuất khẩu nhiên liệu này đang tăng mạnh từ Mỹ sang Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc vượt Mỹ thành nước lọc dầu số 1 thế giới nhờ đâu?