​Vài ngày sau khi Tòa Trọng tài công bố phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông, khẳng định “đường 9 đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch “ngoại giao ngân phiếu”.

Trung Quốc vung tiền để chia rẽ các nước trong ASEAN

Trần Trí | 23/07/2016, 16:12

​Vài ngày sau khi Tòa Trọng tài công bố phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông, khẳng định “đường 9 đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch “ngoại giao ngân phiếu”.

Trò vung tiền là một kiểu dùng quyền lực mềm nhằm tìm kiếmủng hộ của một số quốc gia bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tàivà ủng hộ Trung Quốc.

Campuchia vốn nhận được viện trợ đáng kể của Bắc Kinh, là một trong những nước đầu tiên tuyên bố phủ nhận phán quyết trọng tài.

Curtis S. Chin, nhà nghiên cứu về châu Á ở Viện Milken, nhận xét về trò “ngoại giao ngân phiếu” của Trung Quốc:“Tôi nghĩ như các nước khác, Trung Quốc dùng viện trợ phát triển, ngoại giao, quyền lực mềm… nhằm nỗ lựcthúc đẩy quyền lợi quốc gia của họ… Khi nhìn về Đông Nam Á, chúng ta thấy rõ mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á”.

Ông nói thêm: “Thựcsự là quanh châu Á, Trung Quốc đang ngày càng trở nên đối tác thương mại nên việc Trung Quốc dùng ngân phiếu, chính sách ngoại giao cũngnhằm tạo quan hệ bạn bè và đối tác thông qua đầu tư”.

Ông cho rằng sự kiệnTrung Quốc hứaviện trợ cho Campuchia (gần đây hứa viện trợ 600 triệu USD) là một trong những cách dùng quyền lực mềm.

Đốivới Campuchia, Trung Quốc là đối tác lớn. Mỗi bên đều thúc đẩy quyền lợi riêng cho mình và Campuchia ngày càng nhận được nhiều tiền của Trung Quốc.

Ông ghi nhậni: “Trung Quốc không tin khoản giúp đỡ này là một dạng trao đổi nhưng Trung Quốc chắc chắn có được một đồng minh trong nỗ lực riêng của Trung Quốc là thúc đẩy quan điểm củahọ trong khu vực Đông Nam Á”.

Chuyên giaScott Harold thuộcTrung tâm Chính sách châu Á-Thái Bình Dương (củatổ chức nghiên cứu RAND Corp) ghi nhận10 quốc gia thành viên ASEAN đềulà nước nhỏ, yếu hơn để Trung Quốc gây tầm ảnh hưởng lớn.

Nhưng sự tham gia vào nỗ lực ủng hộ Trung Quốc chỉ chiếm một phần nhỏ trong những tính toán chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia thành viên ASEAN.

Ông nhận xét: ”Ví dụ có cácnước thành viên tranh chấp với Trung Quốc, cố gắngvận động các nước láng giềng để có được một tuyên bố chung về phán quyết của Tòa Trọng tài”.

Ông ghi nhận có những lúc các nước ASEAN đã nỗ lựcđoàn kết hành động, cùng nhau giải quyết các vấn đề, trong đó có vấn đềBiển Đông.

Ông giải thích:“Nhưng khi Trung Quốc nhắm thẳng vào một số nước nhỏ, yếu và nghèo hơn, ngày càng có thêm các nước tham nhũng phải trả giá cho mối quan hệ của họ với Trung Quốc, như quí vị đã thấy Lào và Campuchia ủng hộ Trung Quốc”.

Ông đánh giáđã có phản ứngphẫn uất nhắm vào Trung Quốc vì Bắc Kinh áp đặt quan điểm của họ lên các nước ASEAN.

Ông nói:“Khi Bắc Kinh ra lệnh “nhảy”, bạn chỉ có quyền hỏi “nhảy tới mức nào”… và tôi nghĩ rất có thểmột thực tế là các nước nhỏ là những người nhận lệnh trong hệ thống quốc tế này, nhưng đó không là điều họ thích”.

Nhìn về tương lai ASEAN, nhà nghiên cứu Curtis S. Chin lưu ý trong vài năm qua, các bộ trưởng Ngoại giaovà bộ trưởng Tài chính ASEAN đã không thể có chung tiếng nói khi họ đứng trước Trung Quốc.

Ông ghi nhận vì thế, nếu Trung Quốc có thể dùng ngoại giao hoặc tiền (hoặc vận dụng cả hai cách này) để táchmột nước thành viên ASEAN ra khỏi khối thì rõ ràng ASEAN sẽ đau khổ.

Nhà nghiên cứu Scott Harold nhận xétdù tầm ảnh hưởng của Trung Quốc không lớn, vấn đề rắc rối hơn là không có một lãnh đạo hiệu quả ở vài quốc gia lớn hoặc mang tính chiếnlược trong khối ASEAN.

Ông nhận định: "Không thể không nói sự liên quan của Trung Quốc ở vài thời điểm có tác động phá hủy tinh thần đoàn kết trong ASEAN. Nhưng Bắc Kinh xem ra không có quan tâm lâu dài trong vấn đềgây chia rẽ giữa các nước thành viên ASEAN, vì thẳng thắn mà nói, chính trong ASEAN cũng có chia rẽ vànhiều vụ tranh chấp”.

Trung Trực
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc vung tiền để chia rẽ các nước trong ASEAN