Đồng minh lẫn kẻ thù của Washington sẽ cố gắng phân tích cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ sắp tới để có gợi ý về tương lai chính trị của Tổng thống Donald Trump, cũng như quyền hạn của những chính sách đối ngoại mà ông đang thực hiện.

Trung Quốc, Triều Tiên trông chờ kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ

Cẩm Bình | 02/11/2018, 17:23

Đồng minh lẫn kẻ thù của Washington sẽ cố gắng phân tích cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ sắp tới để có gợi ý về tương lai chính trị của Tổng thống Donald Trump, cũng như quyền hạn của những chính sách đối ngoại mà ông đang thực hiện.

Vài nhà lãnh đạo nước ngoài lặng lẽ ủng hộ cho đảng Dân chủ với hy vọng đây là lực lượng chống lại những công kích với các thỏa thuận quốc tế và áp dụng cách tiếp cận cứng rắn trong vấn đề người nhập cư lẫn thương mại của chính quyền Trump. Số khác lại mong đảng Cộng hòa duy trì được quyền lực để tổng thống Mỹ không bị phân tâm hay hạn chế bởi một quốc hội đối địch.

Giới chuyên gia đánh giá chuyện bầu cử Mỹ thu hút sự chú ý của nước ngoài không có gì lạ, nhưng bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này có tác động đáng kể trên phạm vi toàn cầu.

CHDCND Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rất trông chờ vào kết quả cuộc bầu cử quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ, theo chuyên gia Sue Mi Terry đến từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Chuyên gia Terry cho rằng: “Chiến lược của ông Kim đang tiến triển khá tốt vì tổng thống Trump là đối tác dễ chịu”.

Tổng thống Mỹ đã đồng ý gặp mặt nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng lần hai, nhưng các nghị sĩ mà đặc biệt là thành viên đảng Dân chủ vẫn giữ thái độ hoài nghi với quá trình đàm phán. Một số còn công khai chỉ trích nhà lãnh đạo Kim đang dùng lời hứa sáo rỗng để lừa ông Trump. Quốc hội Mỹ do đó khó mà phê chuẩn bất cứ hiệp ước chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (mục tiêu mà ông Kim muốn đạt được) nào.

Quan chức Triều Tiên còn một mối quan ngại lớn hơn.Đó là tổng thống Mỹ hoàn toàn từ bỏ đàm phán nếu đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện hoặc Thượng viện.

Victor Cha, cựu nhân viên cấp cao của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ dưới thời chính quyền Obama, nhận định: “Họ thực sự lo Tổng thống Trump hậu bầu cử giữa nhiệm kỳ không hứng thú với vấn đề này nữa, có thể bị Quốc hội “trói tay”, thậm chí đối mặt với nguy cơ bị luận tội”.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn có được một hiệp ước kết thúc Chiến tranh Triều Tiên - Ảnh: Stuff

Trung Quốc

Theo chuyên gia Bonnie Glaser của CSIS: “Phía Trung Quốc hy vọng tình trạng căng thẳng giữa hai bên hiện tại là hệ quả của những mối lo trong nội bộ chính trị Mỹ và cho rằng vẫn có hy vọng tiến hành đối thoại một cách hợp lý, mang tính xây dựng trong trung hạn”.

Giáo sư Allen Carlson đến từ đại học Cornell lại cho rằng cường quốc châu Á lo về tính khó đoán của chính quyền Trump hơn, do đó họ muốn biết rõ về cách tiếp cận của Washington.

Iran

Mục tiêu chính sách đối ngoại số một của Tổng thống Trump là cô lập Iran, nên không có gì ngạc nhiên khi giới lãnh đạo Tehran đang cố cân nhắc xem liệu có họ chờ được đến lúc nhà lãnh đạo Mỹ “rớt đài” hay không, hoặc là phải nghĩ đến kế hoạch B. Nhưng lãnh đạo Hội đồng quốc gia Mỹ - Iran (NIAC) Trita Parsi đánh giá cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ không thể giúp đưa ra lời giải đáp cho chuyện này.

Theo ông Parsi: “Một Hạ viện, thậm chí là Thượng việndo đảng Dân chủ kiểm soát sẽ giúp kiềm chế chiến lược của Trump. Khả năng này khiến phía Iran hy vọng Trump chỉ có được một nhiệm kỳ Tổng thống”.

Nhưng nếu tình huống này không xảy ra, phe cứng rắn và muốn rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 tại Tehran sẽ trỗi dậy.

NATO, Liên minh châu Âu (EU)

Tổng thống Trump từng tỏ ý xem thường mối quan hệ thương mại xuyên Đại Tây Dương với tuyên bố: “Không ai đối xử tệ với chúng ta hơn EU”. Ông đã áp thuế nhôm - thép với liên minh này, buộc họ phải đáp trả.

Thái độ của nhà lãnh đạo Washington với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng không kém phần ồn ào. Nhằm mục đích gây sức ép để các thành viên khác đóng góp tài chính nhiều hơn, ông chỉ trích liên minh này đã “lỗi thời”, là di tích của Chiến tranh Lạnh.

Giám đốc tổ chức nghiên cứu Châu Âu mở (Open Europe) Michael Wohlgemuth cho rằng: “Châu Âu muốn thấy quyền lực của Tổng thống Trump bị suy giảm”.

Elmar Brok, cựu Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Nghị viện châu Âunhận định điều này không có nghĩa các quốc gia của lục địa già muốn đảng Cộng hòa thất bại trong cuộc bầu cử sắp tới. Theo ông Brok, kết quả này tạo điều kiện cho Trump tập trung hoàn toàn vào chính sách đối ngoại vì ông không thể thúc đẩy cải cách trong nước nữa.

“Cục diện như vậy chỉ khiến chúng ta thêm lo lắng”, cựu Chủ tịch Brok nhấn mạnh.

Cẩm Bình (theo USA Today)
Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc, Triều Tiên trông chờ kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ