Trong 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đã cố gắng xây dựng mạng lưới đường cao tốc dài nhất thế giới. Bây giờ, các công ty  thu phí đường bộ được sự hậu thuẫn của nhà nước Trung Quốc đã cạn kiệt tài chính vì sắp tới các nhà hoạch định chính sách dự định sẽ giảm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Trung Quốc ‘oằn mình’ thu phí đường để kích thích nền kinh tế

Một Thế Giới | 07/08/2015, 05:00

Trong 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đã cố gắng xây dựng mạng lưới đường cao tốc dài nhất thế giới. Bây giờ, các công ty  thu phí đường bộ được sự hậu thuẫn của nhà nước Trung Quốc đã cạn kiệt tài chính vì sắp tới các nhà hoạch định chính sách dự định sẽ giảm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Quy chế được đề xuất sẽ cho phép các công ty thu phí đường thu tiền những người sử dụng vượt quá giới hạn 15 đến 30 năm hiện tại. Thêm vào đó, điều này cũng có khả năng thúc đẩy ngành công nghiệp đường bộ đang trên đà lao đao do thua lỗ. Tuy nhiên, để tăng trưởng nền kinh tế, Trung Quốc đang miễn cưỡng lập kế hoạch thu phí đường.

"Việc gia hạn thời gian thu phí có thể  thu hút các nhà đầu tư tư nhân vào phát triển đường cao tốc”, Zhu Haibin, nhà kinh tế trưởng của Trung Quốc tại JPMorgan Chase & Co tại Hồng Kông cho biết.

Kế hoạch này cho thấy mong muốn của chính phủ trong việc thúc đẩy các dự án chung giữa chính phủ và  khu vực tư nhân, ông nói thêm.

Ngoài ra, các nhà chức trách đã tích cực bơm tiền vào các ngân hàng và giải phóng nhiều hơn dự trữ của ngân hàng thương mại để cho vay, tránh gia tăng  nợ nhà nước trực tiếp ngay cả khi họ chuẩn bị kích thích nền kinh tế mới.

Việc thu hút các khu vực tư nhân vào tài trợ xây dựng đường giao thông, sân bay và các công trình công cộng khác là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, Trung Quốc cần phải làm cho những dự án này có lợi hơn. Mở rộng thu phí là 10 năm sẽ tạo ra gần 4.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương với 640 tỷ USD)  từ đường cao tốc hiện tại, theo tính toán của Bloomberg News dựa trên doanh thu phí năm ngoái.

Tuy nhiên, trong số 162.600 km đường lộ có thu phí giao thông của quốc gia này, có 2/3 trong số đó là đường cao tốc, đã tăng lên tới  3.850 tỷ Nhân dân tệ nợ vào cuối năm ngoái, số nợ này đã tăng 12,1% so với năm 2013, theo một báo cáo thường niên của Nhà nước Trung Quốc. Chi trả nợ và lãi suất lên tới 420,8 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2014, cao hơn so với tất cả các khoản thu phí thu được vào năm ngoái.

Kết quả là, những con đường thu phí ở Trung Quốc đã báo cáo thua lỗ 157,1 tỷ Nhân dân tệ vào năm ngoái, nhiều hơn gấp đôi so với mức thâm hụt trong năm 2013.

Mở rộng thời gian thu phí 5 năm có thể gia tăng 12% giá trị của các công ty đã niêm yết như Shandong Hi-Speed Co. và Shenzhen Expressway Co., theo Wu Yanfeng, nhà phân tích ngành công nghiệp vận tải tại Sinolink Securities Co. ở Thượng Hải.

Phí đường bộ đối với một xe đi từ Bắc Kinh đến Thượng Hải có thể rơi vào khoảng 600 Nhân dân tệ, đắt hơn vé một chiều trên xe lửa tốc độ cao. Liên đoàn Nội vận và Thu mua Trung Quốc ước tính rằng chi phí vận chuyển than ở Trung Quốc cao gấp 15 lần so với Mỹ, gấp 20 lần so với Nhật Bản.

“Tuy nhiên, chi phí xây dựng đường giao thông đang tăng mạnh, và nếu doanh thu không thể được nâng lên, nó có thể làm tăng gánh nặng nợ cho chính quyền địa phương. Sự thay đổi này là phù hợp với việc thúc đẩy lợi nhuận đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng để các nhà đầu tư khác sẵn sàng tham gia”, Wu của Sinolink cho biết thêm.

Tuyết Nhung (Theo Bloomberg)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc ‘oằn mình’ thu phí đường để kích thích nền kinh tế