Hành lang kinh tế song phương với Pakistan cho phép các công ty Trung Quốc đầu tư thuận lợi vào các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại nước này trong vòng 6 năm tới. Tổng giá trị dự án lên đến 45,6 tỉ USD.  

Trung Quốc lợi gì từ 'hành lang kinh tế song phương' với Pakistan?

Một Thế Giới | 25/11/2014, 10:08

Hành lang kinh tế song phương với Pakistan cho phép các công ty Trung Quốc đầu tư thuận lợi vào các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại nước này trong vòng 6 năm tới. Tổng giá trị dự án lên đến 45,6 tỉ USD.  

Reuters cho biết Trung Quốc đã cam kết đầu tư khoảng 33,8 tỉ USD cho các dự án năng lượng và 11,8 tỉ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng tại Pakistan. 
Hai thành viên Ủy ban kế hoạch của Pakistan tiết lộ: theo thỏa thuận, Chính phủ Trung Quốc và các ngân hàng nước này, gồm Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Công thương Trung Quốc sẽ cung cấp vốn cho các công ty Trung Quốc đầu tư vào các dự án.
Các công ty lớn của Trung Quốc, gồm tập đoàn Đập Tam Hợp và công ty China Power International Development sẽ đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Pakistan. Tập đoàn Đậm Tam Hợp đã có kinh nghiệm xây dựng chương trình thủy điện lớn nhất thế giới
Thủ tướng Sharif đã ký hơn 20 thỏa thuận trong chuyến viếng thăm Trung Quốc hồi đầu tháng này, bao gồm việc đầu tư 622 triệu USD vào các dự án liên quan đến các vùng nước sâu mà Trung Quốc đang phát triển.
Trong đó, cảng Gwadar có tầm quan trọng chiến lược, nằm gần eo biển Hormuz, là cửa ngõ vận chuyển dầu chính. Từ đây, có thể mở ra một hành lang năng lượng và thương mại qua Pakistan tới phía tây Trung Quốc cho hải quân Trung Quốc - một đối thủ đáng gờm của Ấn Độ.
Mối quan hệ khắng khít giữa Pakistan và Trung Quốc, hai quốc gia vũ khí hạt nhân, được bắt nguồn từ sự cảnh giác chung với Ấn Độ và mong muốn hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Nam Á. Thỏa thuận hợp tác củng cố thêm mối quan hệ giữa Pakistan và Trung Quốc giữa bối cảnh Pakistan đang lo ngại việc Mỹ cắt viện trợ.
Đối với Pakistan, các khoản đầu tư gần đây của Trung Quốc là giải pháp cho tình trạng thiếu điện vốn đã làm tê liệt nền kinh tế nước này.
Cúp điện kéo dài hơn nửa ngày ở một số khu vực đã làm dấy lên những cuộc biểu tình và làm suy yếu thêm nền kinh tế trì trệ và tình trạng xã hội bất ổn định với tỷ lệ thất nghiệp cao, nạn nghèo đói tràn lan, tình trạng tội phạm, bạo lực sắc tộc và các cuộc nổi dậy của phiến quân.
hanh lang kinh te song phuong
 Cuộc khủng hoảng năng lượng dẫn tới bạo lực ở Pakistan làm chính giới nước này đầu đầu.
 Ảnh: PressTv
Theo thỏa thuận CPEC, đến năm 2017, các dự án than đá, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện trị giá 15,5 tỉ USD sẽ đi vào hoạt động và bổ sung thêm 10.400 MW điện vào lưới điện quốc gia. Đến năm 2021, thêm 6.120 MW sẽ được bổ sung vào lưới điện quốc gia với chi phí 18,2 tỉ USA. Tổng cộng bổ sung thêm 16.000 MW điện trong 7 năm tới và hạn chế việc cúp điện nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế đang phát triển.
Thỏa thuận hành lang kinh tế song phương (CPEC) cũng bao gồm 5,9 tỉ USD đầu tư cho các dự án đường bộ và 3,7 tỉ USD cho dự án đường sắt mà theo dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017. Một dự án cáp quang giữa Trung Quốc và Pakistan trị giá 44 triệu USD cũng sẽ được triển khai.

Nguyễn Thị Quỳnh Như (theo Reuters)

Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc lợi gì từ 'hành lang kinh tế song phương' với Pakistan?