Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 20.4 lên tiếng phản đối lệnh cấm công ty Mỹ cung cấp linh kiện, trong đó có cả chip điện tử, cho công ty ZTE trong 7 năm. Quyết định này được đánh giá gây thiệt hại nặng cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE nói riêng và tham vọng phát triển công nghệ của chính quyền Bắc Kinh nói chung.

Trung Quốc lo ngại lệnh trừng phạt của Mỹ gây tổn hại cho công nghiệp điện tử

Cẩm Bình | 22/04/2018, 14:16

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 20.4 lên tiếng phản đối lệnh cấm công ty Mỹ cung cấp linh kiện, trong đó có cả chip điện tử, cho công ty ZTE trong 7 năm. Quyết định này được đánh giá gây thiệt hại nặng cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE nói riêng và tham vọng phát triển công nghệ của chính quyền Bắc Kinh nói chung.

Theo Bộ Ngoại giao, quan hệ Trung-Mỹ vốn đã căng thẳng vì vấn đề thương mại nay lại đứng trước một bước ngoặt.

“Chúng tôi mong Mỹ không đi ngược lại xu thế. Nếu chỉ dựa trên những điều vô nghĩa thì chính sách của Mỹ thật vô trách nhiệm và rất nguy hiểm”, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát biểu.

Mỹ ban hành lệnh trừng phạt với ZTE vào ngày 16.4, do nhà sản xuất này không tuân thủ thỏa thuận với chính quyền Washington, để kỷluật 35 nhân viên có liên quan đến việc vi phạm lệnh cấm vận, xuất khẩu hàng hóa và công nghệ Mỹ đến Iran.

Lệnh cấm được cho có thể gây ra hậu quả nặng nề cho ZTE, vì các công ty Mỹ cung cấp đến 25-30% số linh kiện mà công ty Trung Quốc nói trên để sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị hệ thống viễn thông. Theo lệnh cấm, ZTE sẽ không thể nhận được sản phẩm của các hãng sản xuất chip Qualcomm, Intel và Micron, linh kiện quang học của Maynard, Acacia, Oclaro và Lumentum, phần mềm của Microsoft lẫn Oracle.

Trong buổi họp báo 20.4, Chủ tịch Công ty ZTE Ân Nhất Dân cho biết lệnh cấm của Mỹ khiến công ty rơi vào “tình trạng bị sốc”. Đơn vị này tuyên bố sẽ dùng tất cả phương tiện pháp lý của mình để chống lại quyết định “cực kỳbất công” ấy.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), lệnh cấm nhắm vào ZTE không chỉ là điểm nóng mới trong quan hệ Trung-Mỹmà còn phơi bày điểm yếu trong tham vọng công nghệ của Bắc Kinh: phụ thuộc vào công nghệ tiên tiến Mỹ, đặc biệt là công nghệ bán dẫn.

Ngành bán dẫn Trung Quốc chưa thể nhanh chóng thoát phụ thuộc vào nước ngoài - Ảnh: Business Wire

Mục tiêu đạt được lợi thế trong mọi lĩnh vực công nghệ chiến lược, từ trí tuệ nhân tạo, robot đến hệ thống mạng di động 5Gcủa Trung Quốc phụ thuộc vào tốc độ và quy mô của nỗ lực phát triển ngành bán dẫn nội địa mà cường quốc châu Á này đang thực hiện.

Trong hai thập niênqua, Bắc Kinh đã dùng đủ mọi cách để bắt kịp Washington, như ép buộc chuyển giao công nghệ bằng phương thức liên doanh hay mua lại những công ty nước ngoài. Sau khi lệnh cấm bán hàng cho ZTE được Mỹ ban hành, một số quan chức cấp cao Bắc Kinh trong tuần qua đã lập tức làm việc với những tổ chức, cơ quan quản lý trong lĩnh vực công nghệ bàn về chuyện phải đẩy nhanh nỗ lực phát triển năng lực sản xuất trong nước, trang Reuters dẫn lời hai nguồn tin cho biết.

Nhà phân tích Edison Lee của Ngân hàng Đầu tư Jefferies (Mỹ) nói rằng“Chủ tịch Tập Cận Bình đã dự đoán trước tình huống này. Vì vậy mà Trung Quốc đã nhấn mạnh tập trung vào công nghệ trong kế hoạch 5 năm (2016-2020) lần thứ 13 của họ. Họ đã cố gắng đổi mới và giảm phụ thuộc công nghệ nước ngoài để tránh ngành công nghệ ít bị tổn thương hơn trước các mối đe dọa, điều đang xảy ra hiện tại (lệnh cấm ZTE)”.“Nhưng không có đường tắtđể Trung Quốc phát triển công nghiệp bán dẫn nhanh chóng. Sẽ phải mất thời gian”, theo ông Lee.

Ông Lee nhấn mạnh: “Lợi ích hữu hình là khả dĩ nhất, có thể được cả Bắc Kinh và Washington chấp nhận khi giải quyết căng thẳng thương mại với nhau, đólà chính quyền Trung Quốc giảm hỗ trợ trực tiếp cho ngành công nghệ của nước này”.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc lo ngại lệnh trừng phạt của Mỹ gây tổn hại cho công nghiệp điện tử