Trước thềm năm mới 2020, một nhà nghiên cứu của Chính phủ Trung Quốc khẳng định rằng, việc không mở cửa thị trường trong nước cho nước ngoài là rủi ro lớn nhất mà Trung Quốc phải đối mặt.

Trung Quốc gặp rủi ro lớn khi không mở cửa thị trường cho nước ngoài

Mỹ Trinh | 30/12/2019, 14:32

Trước thềm năm mới 2020, một nhà nghiên cứu của Chính phủ Trung Quốc khẳng định rằng, việc không mở cửa thị trường trong nước cho nước ngoài là rủi ro lớn nhất mà Trung Quốc phải đối mặt.

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Washington đã cáo buộc Bắc Kinh ép các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc, hoặc “ăn cắp” công nghệ của các công ty Mỹ. Đây là lý do Mỹ quyết tiến hành chiến tranh thuế với Trung Quốc. Hồi tháng 7.2018,Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dẫn việc Trung Quốc “ăn cắp” quyền sở hữu trí tuệ, buộc các công ty Mỹ làm ăn ở Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc.

Châu Âu, Nhật Bản và các đối tác thương mại khác đã phản đối các chiến lược áp thuế trừng phạtcủa ông Trump, nhưng cũng đồng ý với phàn nàn của Mỹ, rằng Trung Quốc vi phạm các qui định mở cửa thị trường. Mỹ và châu Âu và các đối tác thương mại khác đã phàn nàn hệ thống chính quyền Trung Quốc theo đuổi mô hình kinh tế nhà nước đã ưu ái các công ty trong nước, nhưng đối xử bất bình đẳng với các công ty nước ngoài.

Nhằm xoa dịu Mỹ và các đối tác thương mại, Quốc hội Nhân dân Trung Quốc đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài (FIL) mới hồi trung tuần tháng 3.2019, với chỉ 8 phiếu chống, 8 phiếu trống và gần 2.929 phiếu thuận.

FIL sẽ có hiệu lực từ ngày 1.12020, hứa hẹn đối xử công bằng với các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc, cấm các công ty và chính quyền địa phương Trung Quốc buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ, đồng thời cấm cán bộ chính quyền “xì” các bí mật thương mại - mà họ có được từ các doanh nghiệp nước ngoài - cho các công ty trong nướcmột cách trái phép. Các biện pháp xử lý kỷ luật sẽ gồm “xử lý hành chính” hoặc thậm chí buộc tội hình sự.

Đến tháng 9.2019, các nhà quản lý Trung Quốc tuyên bố các công ty nước ngoài có thể làm chủ hoàn toàn ở một số mảng chủ yếu của ngành tài chính Trung Quốc, cũng kể từ ngày 1.1.2020.

Ngày 26.12 vừa rồi, nhân cuộc họp báo cuối năm, ông Triệu Tấn Bình - nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Chính phủ Trung Quốcnói: “Liên quan đến rủi ro mở cửa với bên ngoài, tôi cho rằng việc không mở cửa chính là rủi ro lớn nhất”.

Cùng với những vấn nạn ô nhiễm môi trường và việc cần phải xóa nghèo ở các vùng nông thôn Trung Quốc, ông Triệu còn nêu các rủi ro trong hệ thống tài chính chính là một mối lo ngại lớn cho chính phủ Trung Quốc.

Ông Triệu còn lưu ý một bối cảnh đáng lo ngại về sự bất ổn kinh tế trên toàn thế giới, cùng sự lo sợmột cuộc chia rẽ trong các hệ thống công nghệ toàn cầu giữa Trung Quốc và Mỹ. Sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ chống lạicác công ty Trung Quốc cũng gây rủi ro lớn cho sự phát triển của các công ty này.

Năm 2019, Tổng thống Trump đã đặt tập đoàn viễn thông Huawei cùng nhiều công ty công nghệ Trung Quốc vào một "danh sách đen”, cấm các công ty này mua sản phẩm của các nhà cung ứng Mỹ.

Trong môi trường đó, các công ty Trung Quốc chịu sức ép phải sáng tạo hơn bao giờ hết, theo lời ông Trương Vũ Yến -chủ nhiệm Viện Chính trị Kinh tế Thế giới (thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc). Ông lưu ý hướng đầu tư vào Trung Quốc có thể thay đổi, giúp tăng tốc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Vài nhà phân tích từng nhắc sức ép từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể giúp Trung Quốc tăng tốc độ tách khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, hướng tới nền kinh tế thị trường cùng các hệ thống hoạt động hiệu quả hơn.

Việc cho phép các công ty nước ngoài nhảy vào thị trường Trung Quốc cũng có ích. Sự hiện diện đông đảo của các đơn vị nước ngoài trong thị trường tài chính Trung Quốc đã được kỳ vọng sẽ giúp ngành tài chính nước này tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế tốt hơn. Việc cải tổ và mở cửa cũng được kỳ vọng sẽ hút thêm vốn đầu tư vào Trung Quốc, nhưng chưa thể rõ có dễ rút nguồn vốn này khỏi Trung Quốc hay không.

Số liệu chính thức của Trung Quốc (nhưng lại bị nghi ngờ) cho biết GDPđã tăng 6% trong quý 3/2019, không đạt được mục tiêu kỳ vọng từ 6% đến 6,5% trong năm 2019.

Bốn nhà kinh tế học Trung Quốc dự cuộc họp báo ngày 26.12 đã hy vọng chung chungrằng kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức gần 6% trong năm 2020. Nhưng họ nói năm tới sẽ không thể tệ hơn năm 2019, nhất là khi sự bất ổn từ cuộc chiến thương mại đã được cởi bỏ. Họ cũng dự báo sẽ có sự thay đổi đáng kể trong các chính sách của Trung Quốc.

Ông Lưu Thượng Hy - Chủ tịch Học viện Khoa học Tài chính (Bộ Tài chính Trung Quốc) nói sự quan tâm hàng đầu vẫn sẽ là hỗ trợ việc làm, nhất là các việc làm đòi hỏi tay nghề có chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế và phí (một chính sáchkích cầu đáng kể của năm 2019) sẽ tiếp tục trong năm 2020. Nhưng ông nói sẽ không có sự thay đổi lớn nàovà ước tính trong năm tới, khoản giảm thuế này sẽ chỉ ở mức 500 tỉ CNY (Nhân dân tệ), so với mức giảm 2.000 tỉ CNY(286 tỉ USD) vốn bắt đầu từ tháng 4.2019.

Một ngày trước đó, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc là ông Lưu Côn cho biết: chính sách cắt giảm thuế - phí đã giúp GDP Trung Quốc tăng 0,8% điểm trong năm 2019.

Mỹ Trinh (theo CNBC)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc gặp rủi ro lớn khi không mở cửa thị trường cho nước ngoài