Bất chấp các phản đối của Nhật Bản, trong ngày 7.8, Trung Quốc đã thực hiện các động thái làm gia tăng căng thẳng trên biển Hoa Đông khi cho tàu xâm nhập vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) hiện đang do Tokyo quản lý 14 lần.

Trung Quốc đưa tàu xâm nhập lãnh hải Nhật Bản 14 lần

Hà Ngọc Bách | 08/08/2016, 13:59

Bất chấp các phản đối của Nhật Bản, trong ngày 7.8, Trung Quốc đã thực hiện các động thái làm gia tăng căng thẳng trên biển Hoa Đông khi cho tàu xâm nhập vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) hiện đang do Tokyo quản lý 14 lần.

Cụ thể, Nhật Bản cáo buộc 14 tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, bất chấp việc Tokyo liên tục phản đối những vụ xâm phạm gần đây trên quy mô nhỏ hơn.

Ngày 8.8, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố, Nhật Bản sẽ tiếp tục hối thúc Trung Quốc dừng các hành động leo thang căng thẳng trên biển Hoa Đông.

Ông Suga cho biết tổng cộng có 14 tàu Trung Quốc đã vượt qua khu vực "vùng nước liền kề" gần các hòn đảo tranh chấp mà Tokyo đang quản lý. 12 tàu Trung Quốcvẫn kiên quyết không rời khỏi khu vực trên cho tới sáng 8.8 và lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật đang theo sát tình hình để xử lýkhi cần thiết.

Tình hình căng thẳng trên biển Hoa Đông bắt đầu gia tăng khi lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, ngày 5.8, 3 trong số 6 tàu tuần duyên Trung Quốc có trang bị vũ khí cùng khoảng230 tàu cá đã áp sát Senkaku. Chiều cùng ngày, Nhật Bản đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Tokyođể phản đối vụ việc.

Đây là lần đầu tiên tàu cá Trung Quốc được tàu tuần duyên hộ tống đi vào khu vực có quần đảo tranh chấp. Nhật Bản lập tức cử tàu tuần duyên ngăn cản và yêu cầu tàu của Trung Quốc rời khỏi khu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thì lên tiếng hôm 6.8 rằng nước này có "chủ quyền không thể chối cãi" với các quần đảo và vùng biển lân cận.

Căng thẳng trên biển Hoa Đông diễn ra sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague (PCA) tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông hồi tháng 7.

Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết của PCA đồng thời tuyên bố tòa không có quyền xử lý vụ việc. Nhật Bản khi đó đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các phán quyết của PCA, khi cho rằng phán quyết này có tính ràng buộc pháp lý. Đáp lại, Bắc Kinh cảnh báo Tokyo không được can thiệp vào tình hình trên Biển Đông.

Thiên Hà (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đưa tàu xâm nhập lãnh hải Nhật Bản 14 lần