Căng thẳng quân sự ngày càng gia tăng xung quanh Đài Loan cũng như sự cạnh tranh kinh tế và công nghệ giữa Trung Quốc – Mỹ đe dọa hòa bình và ổn định ở Đông Á khi cán cân quyền lực khu vực thay đổi theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Trung Quốc đòi thống nhất Đài Loan, Nhật cảnh báo nguy cơ khủng hoảng quân sự và cạnh tranh công nghệ khốc liệt
Nhân Hoàng|13/07/2021, 10:45
Căng thẳng quân sự ngày càng gia tăng xung quanh Đài Loan cũng như sự cạnh tranh kinh tế và công nghệ giữa Trung Quốc – Mỹ đe dọa hòa bình và ổn định ở Đông Á khi cán cân quyền lực khu vực thay đổi theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Nhật Bản cho biết điều này trong sách trắng quốc phòng hàng năm.
Nhật Bản cho biết trong một phần mới về Đài Loan: “Cần phải chú ý đến tình hình với cảm giác khủng hoảng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, sự cạnh tranh trong các lĩnh vực công nghệ có khả năng trở nên khốc liệt hơn", nhắc đến sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đánh giá quốc phòng, được chính phủ của Thủ tướng Yoshihide Suga thông qua hôm 13.7, chỉ ra Trung Quốc là mối quan tâm an ninh quốc gia chính của Nhật Bản. Việc Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan khiến Nhật Bản lo ngại vì hòn đảo này nằm gần chuỗi Okinawa ở cuối phía tây của quần đảo Nhật.
Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình trong tháng này đã cam kết hoàn tất "thống nhất" với Đài Loan và hồi tháng 6 đã chỉ trích Mỹ là "kẻ tạo ra rủi ro" sau khi nước này điều một tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan ngăn cách hòn đảo này với đất liền.
Trong bài phát biểu được báo chí Nhật Bản đưa tin tháng này, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản - Taro Aso đã nói rằng Nhật nên hợp lực với Mỹ để bảo vệ Đài Loan khỏi bất kỳ cuộc xâm chiếm nào. Taro Aso sau đó nói rằng bất kỳ trường hợp bất thường nào với Đài Loan nên được giải quyết thông qua đối thoại khi được hỏi về các nhận xét, điều này đã khiến Trung Quốc tức tối.
Ông Taro Aso khẳng định việc Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan là "đe dọa đối với sự tồn vong" của nước này và Nhật Bản có thể triển khai vũ lực để tự vệ.
“Nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, Tokyo có thể coi động thái này là mối đe dọa đối với sự tồn vong của Nhật Bản và triển khai Lực lượng Phòng vệ (SDF) để thực hiện quyền tự vệ tập thể”, tờ Nikkei dẫn lời phát biểu Phó thủ tướng Taro Aso tại thủ đô Tokyo.
Theo ông Taro Aso, nếu một sự cố lớn xảy ra ở Đài Loan, điều đó có thể là một tình huống đe dọa sự sống còn. "Do đó, Nhật Bản và Mỹ phải cùng nhau bảo vệ Đài Loan”, ông nhấn mạnh.
Ông Taro Aso là một trong bốn thành viên nội các trong Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản lưu ý rằng "tình hình Đài Loan đang trở nên cực kỳ căng thẳng".
Khi cạnh tranh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng sâu sắc, sự cạnh tranh kinh tế của họ đang thúc đẩy cuộc chạy đua giành vị trí dẫn đầu trong các công nghệ quan trọng, chẳng hạn như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.
Sự xuất hiện của chiến dịch công nghệ từ đối thủ đặt ra thách thức cho Nhật Bản vì nền kinh tế của nước này phụ thuộc nhiều vào quan hệ kinh doanh với Trung Quốc cũng như Mỹ. Nhật Bản cũng sẽ phải chi tiêu mạnh tay để theo kịp nguồn tài trợ của chính phủ cho phát triển công nghệ ở Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Các nhà lập pháp Thượng viện Mỹ gần đây đã thông qua Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới năm 2021, cho phép chi 190 tỉ USD cho công nghệ, bao gồm cả 54 tỉ USD để tăng sản xuất chip. Các nhà lập pháp Hạ viện Mỹ đang tranh luận về đề xuất riêng biệt cũng hứa hẹn nguồn tài trợ hào phóng, "Đạo luật Đảm bảo sự tham gia và lãnh đạo toàn cầu của Mỹ" hay Đạo luật EAGLE.
Đánh giá an ninh hàng năm của Nhật Bản lần đầu tiên cũng bao gồm cả một phần về các mối đe dọa do biến đổi khí hậu gây ra, theo đánh giá sẽ làm tăng cạnh tranh về đất đai và tài nguyên, đồng thời có thể kích hoạt sự di chuyển hàng loạt của người tị nạn do khí hậu.
Sự gia tăng các thảm họa liên quan đến sự nóng lên toàn cầu cũng có thể làm giảm khả năng quân sự, trong khi băng tan ở Biển Bắc Cực có thể dẫn đến việc quân sự hóa các vùng biển phía bắc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay (1.7) tuyên bố sẽ hoàn thành “tái thống nhất” với Đài Loan tự trị và “đập tan” bất kỳ nỗ lực nào nhằm giành độc lập chính thức cho hòn đảo này.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Hôm 27.11, Foxconn dự đoán tác động của các thuế quan mới từ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ ảnh hưởng ít hơn đến công ty Đài Loan này so với các đối thủ, nhờ vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của họ.
Tại Tọa đàm “TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Học viện cán bộ TP.HCM tổ chức ngày 26.11, các đại biểu cho rằng, TP.HCM chưa bao giờ có cơ hội tốt như bây giờ để khơi dậy truyền thống năng động sáng tạo, đi đầu trong thực hiện các mục tiêu của dân tộc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
TikTok, nền tảng mạng xã hội video phổ biến nhất hiện nay, đang thực hiện những bước đi quan trọng nhằm hạn chế các bộ lọc làm đẹp cho người dùng dưới 18 tuổi.
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng, việc ông đe dọa áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc có thể đẩy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vào một cuộc chiến thương mại.
TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho biết thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, đặc biệt là hàng loạt dự án "đắp chiếu" kéo dài, gây lãng phí.
Ngày 27.11, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, và tuyên phạt 12 năm tù đối với bị cáo Đậu Văn Hoàng (22 tuổi, ngụ phường Dương Đông, TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) về tội “Giết người”.