Chính quyền thành phố Bắc Kinh vừa ra quyết định đình chỉ hoạt động đối với Viện Kinh tế Unirule (Thiên tắc kinh tế nghiên cứu viện), một trong những địa chỉ hiếm hoi tại Trung Quốc dám có những tiếng chỉ trích chính sách. Thiên Tắc dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Phép Trời.

Trung Quốc đình chỉ viện tư vấn, phản biện chính sách tư nhân

Anh Tú | 03/09/2019, 11:59

Chính quyền thành phố Bắc Kinh vừa ra quyết định đình chỉ hoạt động đối với Viện Kinh tế Unirule (Thiên tắc kinh tế nghiên cứu viện), một trong những địa chỉ hiếm hoi tại Trung Quốc dám có những tiếng chỉ trích chính sách. Thiên Tắc dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Phép Trời.

Trong nhiều năm, Viện Thiên Tắc đã phải đối mặt với áp lực để im lặng và duy trì hoạt động. Nhưng rối cuộc vào 26.8, Thiên Tắc phải tuyên bố họ sẽ dừng tất cả các hoạt động. Mặc dù Thiên Tắc cho biết họ có ý định kháng cáo các quyết định từ chính quyền, nhưng dù sao, họ sẽ tạm dừng các hoạt động và ngừng cập nhật trang web của Vieejtn.

Được thành lập vào năm 1993, Thiên Tắc luôn có mặt bên lề các cuộc thảo luận chính sách của Trung Quốc. Là một tập hợp của các nhà kinh tế tự do, những người tin tưởng mạnh mẽ vào thị trường tự do, Thiên Tắc đã xuất bản một loạt các cuốn sách về cải cách thể chế, gồm cả về cách làm giảm vai trò của các công ty nhà nước. Thiên Tắc đào sâu vào các chủ đề như thiết kế hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc và quy tắc sở hữu đất đai. Viện cũng tổ chức diễn đàn hội thảo 2 tuần 1 lần. Lần cuối cùng - lần thứ 600, là một cuộc thảo luận lý thuyết về hiệu ứng mạng trong kinh tế. Một loạt các nhà kinh tế nổi tiếng và các quan chức cấp cao đã tìm đến Thiên Tắc, trong những năm qua, mong muốn được nghe quan điểm của Viện này vốn rất khác với những quan điểm chính thống được các tổ chức quốc doanh tuyên truyền.

Trong quá trình hoạt động, các học giả viện Thiên Tắc đã cố gắng tránh rủi ro. Chẳng hạn, họ đã kiềm chế không chỉ trích Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng việc Thiên Tắc không cổ súymô hình nhà nước Trung Quốc luôn khiến họ dễ bị biến thành cát trong mắt của chính quyền. Năm 2004, Thiên Tắc đã mất sự hỗ trợ từ một cơ quan chính quyền, buộc Viện phải tổ chức lại thành đơn vị nghiên cứu của một công ty tư vấn. Một trong những người sáng lập của viện Thiên Tắc, ông Mao Vu Thức, đã giành được sự ngưỡng mộ ở nước ngoài: Viện nghiên cứu chính sách Cato của Mỹ, đã trao cho ông một giải thưởng vào năm 2012 vì sự ủng hộ của ông Mao đối với một hệ thống chính trị cởi mở hơn ở Trung Quốc. Còn ở quê nhà, ông Mao phải đối mặt với các lời chỉ trích. Một số blogger đã dán nhãn Hán gian cho ông Mao.

Trong vài năm qua, việc quản lý siết chặt hơn, Thiên Tắc ngày càng bị kìm kẹp. Trang web của Thiên Tắc đã từng bị đóng cửa, mặc dù sau đó cũng đã mở cửa trở lại nhờ cơ sở dữ liệu lưu trữ ở nước ngoài. Trong quá khứ, các thành viên của Thiên Tắc có thể đăng bài báo trên các tờ báo cởi mở như Tuần báo Phương Nam; còn những ngày này thì các bài viết của họ đều bị từ chối. Tài khoản của họ trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc như WeChat thường xuyên bị chặn. Chính quyền địa phương cũng đã đẩy mạnh hành vi quấy rối nhắm vàoviện. Năm ngoái, cửa văn phòng của viện đã bị chủ tòanhà hàn các thanh thép nhốt các nhân viên ở trong, mà văn phòng đó chẳng qua chỉ là một căn hộ nhỏ được thuê lại mà thôi.

Thịnh Hồng, giám đốc viện Thiên Tắc cho rằng lệnh cấm này là vi phạm điều 35 của hiến pháp Trung Quốc, vốn khẳng địnhquyền tự do ngôn luận và hội họp. Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc không trả lời khi phóng viên nước ngoài đề nghị bình luận về tuyên bố của Thiên Tắc.

Nhưng ông Thịnh Hồng cũng không hề ảo tưởng về những gì thực sự ẩn sau tai ương giáng xuống viện. Ông cho rằng một số lãnh đạo hôm nay đang khó chịu và không chấp nhận rằng những tiếng nói phản biện đang giúp ích cho xã hội và cho cả chính quyền. Mặc dù vậy, ông Thịnh vẫn nhận được sự ủng hộ từ các học giả bên ngoài Trung Quốc.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đình chỉ viện tư vấn, phản biện chính sách tư nhân