Từ ngày 16.5 đến ngày 1.8, Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm bắt cá trên Biển Đông, gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và một phần vịnh Bắc Bộ.

Trung Quốc cố tình thách thức khi đơn phương cấm đánh bắt tại Biển Đông

Hà Ngọc Bách | 16/05/2016, 20:46

Từ ngày 16.5 đến ngày 1.8, Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm bắt cá trên Biển Đông, gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và một phần vịnh Bắc Bộ.

Trung Quốcbao biện rằnghành động cấm bắt cá nàylà để "bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản trong mùa sinh sản". Tuy nhiên, thay vì chỉ cấm đánh bắt cá ở vùng biển có chủ quyền của mình, Bắc Kinh lại cấm đánh bắt cá gần như trên toàn bộ diện tích Biển Đông, thể hiện mưu đồ bá quyền của họ.

Với việc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, Trung Quốc đồng thời cũng khẳng định yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Bắc Kinh từngtuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, dựa trên tuyên bố "đường 9đoạn" phi lý.

Tân Hoa Xã dẫn nguồn Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biếtphạm vi cấmtrải dài từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.

Lệnh cấm đánh bắt cá sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước khác, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông.

Theo đó, 7.952 tàu cá với hơn 36.000 ngư dân tại tỉnh Hải Nam sẽ bị ảnh hưởng dolệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của chính quyền Trung Quốc.

Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để "giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm".

Từ năm 1999, Trung Quốc hằng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Thiên Hà (theo China Daily)

Ảnh: Tàu cá tỉnhHải Nam tiến rabiển Đông
Bài liên quan
Trung Quốc sẵn sàng cho thương chiến 2.0 với ông Trump
Mùa hè năm 2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại, kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thậm chí từng có nhận định Trung Quốc sắp vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc cố tình thách thức khi đơn phương cấm đánh bắt tại Biển Đông