Hàng loạt những thay đổi, được Bộ Quốc phòng công bố chỉ 24 giờ sau khi Tổng thống Donald Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper.

Trump đưa hàng loạt người trung thành vào Bộ Quốc phòng, phe Dân chủ hoang mang

Anh Tú | 11/11/2020, 12:15

Hàng loạt những thay đổi, được Bộ Quốc phòng công bố chỉ 24 giờ sau khi Tổng thống Donald Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper.

Chính quyền Trump đã thực hiện những thay đổi sâu rộng trên cơ cấu lãnh đạo dân sự của Bộ Quốc phòng, loại bỏ một số quan chức cấp cao nhất và thay thế họ bằng những người trung thành với Tổng thống.

Hàng loạt những thay đổi, được Bộ Quốc phòng công bố chỉ 24 giờ sau khi Tổng thống Donald Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. Điều này đã khiến các quan chức bên trong Lầu Năm Góc rơi vào tình trạng bất an và làm dấy lên cảm giác lo lắng ngày càng tăng trong các quan chức quân sự và dân sự. Đây là những người đang phập phồng về những gì có thể xảy ra tiếp theo.

Các động thái này có thể sẽ chỉ làm tăng thêm cảm giác hỗn loạn trong Lầu Năm Góc sau khi Trump đã sa thải Esper. Tổng thống đã sa thải ông ta chỉ 2 ngày sau khi đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden được dự kiến là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Những lo ngại về một giai đoạn chuyển đổi hỗn loạn có thể làm suy yếu an ninh quốc gia đang gia tăng tại Mỹ khi ông Trump từ chối kết quả bầu cử.

Các nguồn tin cho biết nỗ lực này có thể là do Esper và nhóm của ông đang thúc đẩy việc rút quân sớm khỏi Afghanistan. Theo phỏng đoán, việc triệt thoái được Esper chủ trương thực hiện trước khi các điều kiện yêu cầu trên thực địa được đáp ứng và các vấn đề an ninh khác vẫn đang trong lúc chờ xử lý.

Ngoài Bộ trưởng Esper, người người phải ra đi là Tham mưu trưởng và các quan chức hàng đầu giám sát chính sách và tình báo. Họ đã được thay thế bởi những người trung thành với Trump. Vị trí thay thế Esper là một nhân vật gây tranh cãi là Christopher Miller, giám đốc Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia.

Trong số những người đảm nhận các vai trò mới tại Bộ Quốc phòng, có nhiều tranh cãi về Tướng Anthony Tata, người đã chuyển sang giữ vai trò hoạch định chính sách hàng đầu của Lầu Năm Góc. Tata tiếp quản nhiệm vụ của James Anderson, người đã từ chức hôm thứ ba, theo một quan chức quốc phòng Mỹ khác.

Trong quá khứ, Tata đã đưa ra nhiều bình luận mang tính chất kích động và xúc phạm Hồi giáo, đồng thời thúc đẩy các thuyết âm mưu khác nhau. Trong một số tweet năm 2018, ông tuyên bố Obama là một "thủ lĩnh khủng bố", người đã làm nhiều thứ để gây hại cho Mỹ "và giúp đỡ các nước Hồi giáo hơn bất kỳ tổng thống nào trong lịch sử".

Tata được nhiều người coi là người trung thành với Trump, người duy trì sự ủng hộ từ Nhà Trắng ngay cả khi các đảng viên Cộng hòa trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện quay lưng hồi đầu năm.

Anderson đã từng đảm nhiệm vai trò về Cục trưởng chính sách thuộc Bộ Quốc phòng kể từ khi John Rood bị chính quyền Trump sa thải vào tháng 2 do bất đồng về một loạt các vấn đề chính sách. Hiện vẫn chưa rõ Anderson có bị yêu cầu từ chức hay không.

Anderson đã làm việc tại Lầu Năm Góc từ năm 2018, đầu tiên là trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chiến lược, kế hoạch và năng lực và sau đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách chính sách trước khi đảm nhận công việc Cục trưởng chính sách sau khi Rood bị lật đổ.

Trong thông điệp chia tay với các nhân viên của mình, Anderson nói: "Tôi rời đi vì biết rằng các bạn sẽ kiên trì, bất chấp những gì phía trước. Tôi khuyến khích mọi người hãy tập trung vào sứ mệnh, phi chính trị và không bao giờ quên lời thề của mình".

Anderson không phải là nhân vật cao cấp duy nhất ra đi vào thứ ba. Cựu Phó đô đốc Joseph Kernan, Cục trưởng tình báo, cũng rời chức vụ. Hiện vẫn chưa rõ Kernan đã từ chức hay bị sa thải, nhưng sự ra đi của ông ấy đã được đẩy nhanh.

Ezra Cohen-Watnick cũng được bổ nhiệm vào một vị trí mới thay cho Kernan. Cohen-Watnick đã nổi tiếng vào tháng 3.2017 vì bị cáo buộc tham gia cung cấp tài liệu tình báo cho Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện lúc bấy giờ là Nunes, người tiếp tục tuyên bố rằng các quan chức tình báo Mỹ đã khảo sát không đúng cách với các cộng sự của Trump.

Kash Patel sẽ giữ vai trò tham mưu trưởng của quyền Bộ trưởng Miller thay cho Jen Stewart. Patel, người gần đây nhất là giám đốc cấp cao phụ trách chống khủng bố tại Hội đồng An ninh Quốc gia, là một nhân vật gây tranh cãi, trước đây từng làm việc dưới quyền Hạ nghị sĩ Devin Nunes của đảng Cộng hòa tại California trong Ủy ban Tình báo Hạ viện.

Ông nằm trong số những cái tên được nhắc đến trong cuộc điều tra của cuộc điều tra luận tội Hạ viện về quyết định của chính quyền nhằm trì hoãn viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm ngoái. Patel được cho là có mối quan hệ làm việc "rất thân thiết" với Miller.

Nhiều quan chức dân sự và quân sự làm việc bên trong Lầu Năm Góc đang đặt ra câu hỏi liệu sự ra đi của Esper và các quan chức khác có thể dọn đường cho Trump trong những tuần cuối cùng tại vị để theo đuổi các sáng kiến ​​mà ông mong muốn nhưng Lầu Năm Góc phản đối hay không.

Việc sa thải Esper cũng làm dấy lên lo ngại rằng các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu khác dễ hứng chịu cơn thịnh nộ của Trump.

Theo CNN Trump và một số đồng minh bảo thủ của ông ngày càng trở nên thất vọng với Giám đốc CIA Gina Haspel trong những tuần gần đây. Họ cáo buộc bà trì hoãn việc công bố các tài liệu mà họ tin rằng sẽ phơi bày cái gọi là âm mưu chống lại chiến dịch của Trump. Giám đốc FBI Christopher Wray cũng đã kích động sự giận dữ của Trump và khiến tương lai của ông bất định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trump đưa hàng loạt người trung thành vào Bộ Quốc phòng, phe Dân chủ hoang mang