Bộ KH-CN đã đề ra nhiều giải pháp bao gồm xây dựng kế hoạch triển khai, phát triển sản phẩm nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn.
Khoa học - công nghệ

Triển khai nhiều giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Nhật Anh 17/10/2024 20:50

Bộ KH-CN đã đề ra nhiều giải pháp bao gồm xây dựng kế hoạch triển khai, phát triển sản phẩm nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn.

Ngày 17.10, tại họp báo thường kỳ quý 3 năm 2024 của Bộ KH-CN, ông Trần Anh Tú - Phó vụ trưởng Vụ Công nghệ cao đã chia sẻ những giải pháp, đóng góp cụ thể của Bộ KH-CN để thực hiện thành công chiến lược này.

Thứ nhất, theo ông Tú, Bộ KH-CN sẽ xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai chiến lược của bộ nhằm thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai hiệu quả chiến lược; đồng thời cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg để đảm bảo triển khai đầy đủ các nhiệm vụ được giao của Bộ KH-CN.

Thứ hai, ông Tú cho biết “sản phẩm vi mạch điện tử” được xác định là sản phẩm quốc gia theo Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16.4.2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ KH-CN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030; đồng thời bộ đã ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BKHCN quy định quản lý Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030. Bộ KH-CN sẽ ưu tiên, tập trung triển khai Chương trình sản phẩm quốc gia, trong đó có sản phẩm vi mạch bán dẫn…

463440191_546244078005067_4881182936773711836_n.jpg
Quang cảnh buổi họp báo - Ảnh: TTTT

Thứ ba, Bộ KH-CN sẽ tiếp tục xét các đề nghị hưởng ưu đãi theo quy định của hoạt động công nghệ cao hiện hành, đặc biệt là đối với vi mạch bán dẫn.

Thứ tư, Bộ KH-CN sẽ tăng cường hợp tác quốc tế về KH-CN trong lĩnh vực bán dẫn. Đặc biệt, thông qua mạng lưới các văn phòng đại diện KH-CN ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, Bộ KH-CN sẽ thúc đẩy hỗ trợ tìm kiếm đối tác, công nghệ để kết nối, chuyển giao công nghệ.

Thứ năm, Bộ KH-CN tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực bán dẫn để tăng cường kết nối, thu hút các nhà khoa học, các diễn giả trong và ngoài nước tham gia chia sẻ, nghiên cứu chung và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Chính thức vận hành cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia

Bộ KH-CN đã chính thức đưa vào vận hành cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia từ 1.10.2024.

Đến nay, cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia đã có sự kết nối với một số địa phương và hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa. Nhiều địa phương đã có văn bản đề nghị kết nối kỹ thuật với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia.

Hiện Trung tâm mã số mã vạch quốc gia - đơn vị được Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng quốc gia giao triển khai hoạt động này đang hướng dẫn, phối hợp với các địa phương triển khai việc kết nối truy cập.

Cổng thông tin cũng dựa trên số liệu báo cáo, thống kê và công nghệ để phân tích trợ giúp cơ quan quản lý đưa ra chính sách kịp thời, phù hợp trong bối cảnh loạn phần mềm truy xuất nguồn gốc.

Trong quý 4 năm 2024, Bộ KH-CN sẽ tổ chức nhiều sự kiện lớn, trong đó có Techfest Việt Nam 2024 tại Hải Phòng...

Bài liên quan
Hiệp hội Mỹ đánh giá cao ngành bán dẫn của Việt Nam
Tại Geneva, Tham tán Công sứ - Phó trưởng Phái đoàn Việt Nam Lê Đình Bá ngày 9.9 đã chủ trì tiếp và làm việc với đại diện Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA) do bà Carrie Esko - Giám đốc Chính sách toàn cầu của SIA làm Trưởng đoàn, cùng đại diện một số thành viên như Apple, TSMC, ITI (Hội đồng ngành công nghệ thông tin Mỹ).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triển khai nhiều giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn