Theo những tài liệu mà Bloomberg có được, Sở giao dịch chứng khoán Thẩm Quyến (Shenzhen) đã ra giá 120 triệu USD để mua 25% cổ phần của Sở giao dịch Dhaka của Bangladesh, kèm theo điều khoản sẽ trợ giúp kĩ thuật, đào tạo, nâng cấp công nghệ lẫn phụ cấp (trị giá gần 40 triệu USD).

Tranh giành ảnh hưởng Trung-Ấn lan sang lĩnh vực tài chính

Cẩm Bình | 24/02/2018, 19:46

Theo những tài liệu mà Bloomberg có được, Sở giao dịch chứng khoán Thẩm Quyến (Shenzhen) đã ra giá 120 triệu USD để mua 25% cổ phần của Sở giao dịch Dhaka của Bangladesh, kèm theo điều khoản sẽ trợ giúp kĩ thuật, đào tạo, nâng cấp công nghệ lẫn phụ cấp (trị giá gần 40 triệu USD).

Trong khi đó, Sở giao dịch quốc gia Ấn Độ (NSE) chỉ ra giá 82 triệu USD, và muốn những dịch vụ bổ sung được đưa vào những thỏa thuận khác. Hiện đề nghị của Trung Quốc đang chờ nhận được sự phê duyệt cuối cùng của giới quản lý Bangladesh.

Vụ mua cổ phần Sở giao dịch Dhaka không phải là thương vụ đầu tiên trong lĩnh vực tài chính mà Trung Quốc thực hiện. Trước đó vào năm 2016, liên doanh giữa hai Sở giao dịch Thẩm Quyến và Thượng Hải đã thành công mua lại 40% cổ phần của Sở giao dịch chứng khoán Pakistan. Không những vậy, Sở giao dịch Thẩm Quyến còn đang bàn bạc đầu tư vào Sở giao dịch chứng khoán Philippines.

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng ra khắp châu Á bằng một loạt dự án phát triển cơ sở hạ tầng, tiêu biểu có Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, xây dựng và kiểm soát cảng biển Hambantona ở Sri Lanka. Trong chuyến thăm năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình còn cung cấp cho Bangladesh 20 tỉUSD vốn vay chi phí thấp, chủ yếu cho cơ sở hạ tầng.

Ấn Độ, với tư cách là cường quốc khu vực bị Trung Quốc cạnh tranh, cũng đã đáp trả bằng động thái đầu tư cho nhiều dự án ở Myanmar cũng như cung cấp tín dụng và hỗ trợ hạ tầng cho Bangladesh.

Tranh giành ảnh hưởng Trung-Ấn mở rộng sang lĩnh vực tài chính, với cổ phần của các sàn giao dịch chứng khoán là mục tiêu - Ảnh: Nikkei Asian Review

Theo chuyên gia Husain Haqqani đến từ Viện Nghiên cứu Hudson (Washington): “Trung Quốc đang tiến hành chiến lược âm thầm bao vây những đối thủ tiềm tàng trong dài hạn. Chiến lược này bao gồm việc tạo ra danh tiếng lớn về kinh tế ở các quốc gia Nam Á, mua cổ phần của các sàn chứng khoánlà một phần trong kế hoạch này”.

Shailesh Kumar, nhà tư vấn về rủi ro chính trị của tổ chức Eurasia, đánh giá: “Trong khi nhiều người đang hy vọng cả hai (Trung Quốc và Ấn Độ) tìm kiếm ảnh hưởng qua những tài sản hữu hình, nhưng thương vụ sàn giao dịch Dhaka cho thấy Bắc Kinh có tham vọng mở rộng ảnh hưởng một cách toàn diện”.

Cũng theo nhà tư vấn Kumar, mua cổ phần các sở giao dịch chứng khoán giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra lĩnh vực tài chính, và có thể dẫn đến nguy cơ nước này ảnh hưởng đến các quy tắc toàn cầu.

Cẩm Bình (theo Economic Times)
Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh giành ảnh hưởng Trung-Ấn lan sang lĩnh vực tài chính