Nghi án tranh giả tại triển lãm "Những bức tranh trở về từ châu Âu" dường như chỉ mới bắt đầu. Số phận của 17 bức tranh sẽ như thế nào? Ai sẽ là cơ quan tạm giữ những bức tranh? Kể cả lai lịch của những bức tranh và chủ nhân của tranh và người chứng thực vẫn là những dấu hỏi đối lớn với công chúng.

Tranh giả ở triển lãm rồi sẽ đi về đâu?

Tiểu Vũ | 21/07/2016, 15:09

Nghi án tranh giả tại triển lãm "Những bức tranh trở về từ châu Âu" dường như chỉ mới bắt đầu. Số phận của 17 bức tranh sẽ như thế nào? Ai sẽ là cơ quan tạm giữ những bức tranh? Kể cả lai lịch của những bức tranh và chủ nhân của tranh và người chứng thực vẫn là những dấu hỏi đối lớn với công chúng.

Không đợi đến vụ phát hiện 17 bức họa trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” là tranh giả, thực chất thi trường tranh Việt Nam trong nhiều năm qua đã ở trong tình trang “vàng thau lẫn lộn”. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia hàng đầu của làng mỹ thuật Việt Nam.

17 bức tranh có mặt trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” khai mạc ngày 10.7 vừa qua tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã được một Hội đồng thẩm định bao gồm nhiều chuyên gia hàng đầu của ngành mỹ thuật Việt Nam khẳng định đây là tranh giả danh kiệt tác của các danh họa hàng đầu của Việt Nam từng theo học tại Trường Mỹ Thuật Đông Dương. Mục đích của việc giả danh này là gì, chúng ta phải còn chờ kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra. Nhưng rõ ràng điều này đã làm tổn thương đếncông chúng yêu tranh, gây bức xúc cho người thân của các họa sĩ. Đặc biệt, việc làm đầy toan tính nàysẽxúc phạmvong linh của các danh họa đã khuất khi tên tuổi của họbị lợi dụng vào việcbất chính.

Bức tranh "Mùa xuân thiếu nữ" của họa sĩ Dương Bích Liên bị chép lại và đổi tên thành "Ba cô gái" - Ảnh Tiểu Vũ

Đây không phải lần đầu tiên Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM bị rơi vào sự cố này. Từ năm 1996, trong một cuộc triển lãm ở bảo tàng, họa sĩ Trịnh Cung và Đỗ Quang Em phát hiện người làm tranh đã cố tình ký giả tên mình, sự việc được nhiều báo chí thời đó phản ảnh. Tiếp đó vào năm 2011, Triển lãm bộ sưu tập tranh quý của ông Tira Vanichtheeranot, một nhà sưu tập người Thái Lan cũng bị phanh phui khi công chúng phát hiệnbức tranh “Nông thôn” của họa sĩ Nguyễn Văn Bình là tranh giả và một bức khác nhái phong cách của danh họa Bùi Xuân Phái.

Cuộc họp của Hội đồng thẩm định tại Bảo tàng Mỹ thuật , TP.HCM vào ngày 19.7.2016 - Ảnh Tiểu Vũ


Thị trường tranh của Việt Nam nhiều năm nay vốn đã mất giá với các nhà sưu tập nước ngoài. Tranh của các họa sĩ Việt Nam bán ra nước ngoài chỉ ở mức giá dưới 1000 USD. DùViệt Nam đã từng có một nền hội họa lừng lẫy được xây dựng bởi các họa sĩ thuộc thế hệ Trường Mỹ Thuật Đông Dương tiêu biểu như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Tạ Tỵ, Dương Bích Liên…
Các nhà sưu tập tranh cũng rất dè dặt khi chọn tranh của Việt Nam, bởi tình trạng tranh chép, tranh nhái, tranh giả đã trở nên khá phổ biến trong nước. Giới chơi tranh Việt Nam cũng đã chỉ ra con đường đi lòng vòng của những bức tranh giả được “hô biến” thành “kiệt tác” bằng cách mua các bức tranh chép, tranh giả rồi tìm cách mang ra nước ngoài, sau đó nhờ chuyên gia của các nhà đấu giá nước ngoài tạo một bộ hồ sơ giả để chứng nhận. Cuối cùng là tuồn trởvề Việt Nam thông qua một cuộc triển lãm uy tin nào đó để rồi bán với giá rất cao.
Quay trở lại vụ lùm xùm trong triển lãm vừa qua, công chúng đang đặt ra nghi vấn: Có hay không đường dây buôn bán tranh giả xuyên quốc gia từ lâu đã vươn vòi bạch tuộc vào thị trường tranh Việt Nam. Liệu nhà sưu tập Vũ Xuân Chung là nạn nhân hay là người tiếp tay cho đường dây tranh giả ?. Ông Trịnh Xuân Yên, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, cho rằng: “Trong vụ này, có khả năng ông Vũ Xuân Chung cũng là nạn nhân. Bởi theo tôi, ông ấy đã bỏ ra một số tiền rất lớn để mua các bức tranh này, có sự bảo đảm từ một chuyên gia người Pháp (ông Jean-François Hubert là cộng tác viên của nhà đấu giá Christie’s). Chúng tôi đang chờ kết luận từ phía cơ quan điều tra”
Trong khi đó, giới chuyên môn phát hiện ra ông Jean-François Hubert (được cho chuyên gia cao cấp về nghệ thuật Việt Nam và châu Á của nhà đấu giáChristie’s Hồng Kông), người đã chứng thực rất nhiều tranh giả mạo của Việt Nam cho nhiều nhà sưu tập tranh, vẫn có một lại lịch khá bí ẩn. Việc chứng minh lai lịch và các hoạt động của ông Hubert có thực chất là một chuyên gia cao cấp của Christie’s hay không thuộc về thẩm quyền của các cơ quan an ninh. Tuy nhiên từ sự cố này phía các thành viên củaHội đồng thẩm định “Những bức tranh trở về từ châu Âu” cũng nêu ra ý kiến cần có hành động để ngăn chặn việc chứng nhận giả mạo trên của ông Hubert, tránh tiếp diễn những trường hợp khác.

Để hạn chế tình trạng tranh giả tranh nhái, từ năm 2010, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã từng thành lập một Trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật, nhưng không hiểu vì lý do gì trung tâm đã hoạt động không hiệu quả và sau đó tự giải thể. Từ đó đến nay nạn tranh giả lại tiếp tục hoành hành mà chưa có biện pháp hữu hiệuđể ngăn chặn.

Trước tình trạng này, bà Phan Gia Hương, phó chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam, văn phòng phía Nam tỏ ra khá bức xúc : “Việc quản lý về quyền tác giả của tác phẩm mỹ thuật ở Việt Nam đang rất lỏng lẻo. Chúng ta không có đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao để thực hiện điều này. Cho nên tôi nghĩ, sắp tới đây, nhà nước Việt Nam mình cần có đội ngũ thẩm định kiểm duyệt tranh. Điều này ảnh hưởng đến giá trịcủa tác phẩm mỹ thuật và giá trị của tác giả. Đó là điều quan trọng nhất. Hiện tại ở Việt Nam đang bị nhái và giả tranh rất nhiều, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của văn nghệ sĩ, nhất là họa sĩ. Qua chuyện này, tôi nghĩ cần thẩm định lại tất cả những bức tranh từ xưa nay của các danh họa."

BàPhan Gia Hương, phó chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam, tại phòng tranh - Ảnh: Tiểu Vũ


Nói về 17 bức tranh trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” bà Phan Gia Hương đề nghị: “Ai giả, ai ký lên những bức tranh này có lẽ chúng ta phải nhờ công an văn hóa lật lại vấn đề và truy tìm đường dây của những kẻ làm tranh giả.Không chỉ riêng những bức tranh này mà còn ở những nơi khác. Chúng ta quản lý về mặt văn hóa nhưng cũng phải quan tâm đến tinh thần của văn nghệ sĩ. Điều này sẽ tăng thêm sự tự tin vào xã hội này. Và văn nghệ sĩ chúng ta còn sống được ở xã hội này hay không, có tin tưởng vào xã hội này hay không nếu vấn đề không được giải quyết tận gốc. Đó là vấn đề của mỹ thuật”

Có mặt tại phòng tranh vào ngày 19.7, nhà nghiên cứu mỹ thuật, họa sĩ Nguyễn Quân đã từ chối chụp hình bên cạnh những bức tranh giảtrong triển lãm. Ông cho đây là sự xúc phạm đến vong linh của những họa sĩ tiền bối.
“Tôi đã bị sốc khi tiếp xúc với 17 bức tranh này, hoàn toàn không phải là nét bút của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm…” - Họa sĩ Nguyễn Quân nói.

Nhà phê bình, họa sĩ Nguyễn Quân tại sân Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM ngày 19.7.2016 - Ảnh Tiểu Vũ

Sau buổi thẩm định về chất lượng của “Những bức tranh trở về từ châu Âu” họa sĩ Nguyễn Quân đề xuất: “Tôi nghĩ Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cần phải có một bức thư ngỏ đến nhà đấu giá Christie’s yêu cầu họ kết luận về chất lượng của những bức tranh này. Họ cần phải tôn trọng mỹ thuật Việt Nam. Cảnh báo với Christie’s không nên dùng những chuyên gia như ông Jean-François Hubert, và cả Christie’s cũng kém cỏi làm ảnh hưởng đến nền mỹ thuật Việt Nam. Tôi nghĩ nhân việc này cũng cần làm rõ ra những người làm tranh giả tệ hại đang thao túng thị trường nghệ thuật Việt Nam. Cái đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp rõ ràng, mà còn ảnh hưởng về lâu về dài đến thị trường tranh nghệ thuật Việt Nam".

Cho đến hôm nay, 21.7, thời gian 2 ngày sau khi có kết luận của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM chất lượng bộ sưu tập “Những bức tranh trở về từ châu Âu”, nhưng phía bảo tàng vẫn chưa ra thông báo gì mới về sự kiện gây chấnđộng này ngoài lời xin lỗi đến công chúng. Phòng triển lãm vẫn mở cửa đón khách. Điều này cho thấy việc xử lý của Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCMlà vô cùng lúng túng.

Làm thế nào đểcác bức tranh giả lách qua khâu kiểm duyệt rồilọt vào một nơi uy tín như Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vàsau đó sẽ nghiễm nhiên trở thành tranh thật nếu sự việc trót lọt ? Phía bảo tàng vẫn chưa trả lời điều này.

Số phận của 17 bức tranh sẽ như thế nào ? Cơquan chức năng nàotạm giữ những bức tranh ? Bộ sưu tập tai tiếng này sẽ được đưa về đâu để xử lý. Vàcả lai lịch của những bức tranh cũng nhưchủ nhân của nóvẫn là dấu hỏi lớnđối với công chúng và giới mỹ thuật Việt Nam.

Xem thêmvideo "Toàn cảnh vụ tranh giả:

Chiểu tối ngày21.7, triển lãm "Những bức tranh trở về từ châu Âu" vẫn mở cửa đón khách bình thường. Ông Vũ Xuân Chung có mặt tại phòng tranh nhưng từchối trả lời phỏng vấn của các phóng viên. Trao đổi với ông Trịnh Xuân Yên, PGĐ, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM những vấn đề xung quanh phòng tranh sau khi có kết luận chính thức của Hội đồng thẩm định và đề nghị của bảo tàng tạm giữ lại 17 bức tranh nghi vấn tranh giả. Ông Yên cho biết phía bảo tàng đã làm việc với cơ quan an ninh, nhưng bên an ninh nói chưa có quyết định khởi tố nên không có lý do để tạm giữ tài sản của người khác điều tra. Phía bảo tàng cho biết thêm, theo hợp đồng thì triển lãm "Những bức tranh trở về từ châu Âu" đến cuối ngày 21.7 mới kết thúc. Vì vậy, sáng ngày mai, 22.7 nếu như không có gì thay đổi thì ông Chung sẽ dọn tranh đi. Trừ trường hợp cơ quan an ninh có quyết định tạm giữ hay không chứ bên bảo tàng chỉ lập biên bản sự mang tranh ra khỏi bảo tàng mà thôi.

Vu Ngã
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh giả ở triển lãm rồi sẽ đi về đâu?