Câu khẩu hiệu bằng tiếng Anh với nội dung "Mountains and Rivers on the Shoulder" được dịch từ cụm từ tiếng Việt “Sông núi trên vai” trong Ngày thơ Việt Nam 2019 đã tạo nên cuộc tranh cãi sôi nổi trong giới dịch thuật và mạng xã hội.

Tranh cãi về câu khẩu hiệu tiếng Anh trong Ngày thơ Việt Nam 2019

TIỂU VŨ | 20/02/2019, 14:32

Câu khẩu hiệu bằng tiếng Anh với nội dung "Mountains and Rivers on the Shoulder" được dịch từ cụm từ tiếng Việt “Sông núi trên vai” trong Ngày thơ Việt Nam 2019 đã tạo nên cuộc tranh cãi sôi nổi trong giới dịch thuật và mạng xã hội.

Ngày thơ Việt Nam 2019 do Hội Nhà văn Việt Nam lấy chủ đề Sông núi trên vaihướng về biên cương, hải đảo của Tổ quốc, kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới (17.2.1979 – 17.2.2019), được diễn ra từ ngày ngày 15 đến 21.2 (ngày 11-17 tháng Giêng năm Kỷ Hợi) với nhiều hoạt động được tổ chức đồng bộ tại 3 tỉnh, thành phố phía bắc, gồm thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh và Bắc Giang.

Đặc biệt Ngày thơ Việt Nam 2019 năm nay có sự tham gia của 200 đại biểu gồm các nhà thơ, nhà văn, dịch giả đến từ 46 quốc gia trên thế giới. Vì vậy các khẩu hiệu pano, tác phẩm được BTC cho dịch dưới hình thức song ngữ Việt – Anh.

Tranh cãi bắt đầu diễn ra khi BTC chọn câu khẩu hiệu chủ đề Sông núi trên vaivà được dịch ra tiếng Anh với nội dung nguyên văn là Mountains and Rivers on the Shoulder. Câu khẩu hiệu dịch ra tiếng Anh này đã trở thành đề tài bànluận sôi nổi trong giới dịch thuật và mạng xã hội.

Khẩu hiệu bằng tiếng Anhcủa ngày thơ Việt Nan đang tạo nên cuộc tranh cãi

Theo một nhà giáo, chữ "Sông núi" là danh từ đã mang nghĩa khái quát,biểu niệm, đồng nghĩa với "quốcgia", "tổ quốc", không phải là "con sông" và "ngọn núi" với nghĩa biểu thị vật thể. Đây là hai từ đơn biểu vật biến thành từ ghép biểu niệm là hiện tượng khá phổ biến trong tư duy ngôn ngữ của người Việt. Riêng từ "sông núi", hay "đất nước" cũng vậy, là tư duy nguyên thủy, ghép cái biểu vật ban đầu trong đời sống vùng sông nước để biến thành cái biểu niệm của tư duy phát triển về sau đối với lãnh thổ hay tổ quốc.

Vì vậy nhà giáo này cho rằng Hội Nhà văn dịch thành Mountains and Rivers on the Shoulderlà không ổn.

Trên mạng xã hội, đa số ý kiến đều cho rằng theo quan niệm về sở hữu cách chặt chẽ trong tiếng Anh thìshoulder (lẽ ra phải số nhiều có chữ s ở cuối) và mountains and rivers đều vô thừa nhận, đều không biết thuộc về ai, dường như là điều khó chấp nhận. Đặc biệt ở đây, khi văn cảnh nghĩa ngầm của cả cụm Sông núi trên vaitrong tiếng Việt là nói về quê hương đất nước (fatherland/motherland), nói về trách nhiệm bảo vệ/gìn giữ tổ quốc của tất cả công dân.

Có ý kiến còn gay gắt hơn nói rằng dịch từ Việt sang Anh cụm "Sông núi trên vai"thành “Mountains and rivers on shoulders” là cách dịch thiếu cân nhắc về khía cạnh văn hoá ngôn ngữ, về tính “dịch chuyển” của sự dịch thuật. Tức là một tính dịch chuyển nhất định phải có để giúp giữ được sự khả tín của ngôn ngữ nguồn và sự nhã của ngôn ngữ đích.

Ở chiều ngược lại, nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịchHội nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi, sáng 20.2 đã đăng đàn trên trang cá nhân và có những phản hồi về nội dung tiếng Anh của câu khẩu hiêu này.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Ảnh: FBNV

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết:

"Dịch “Sông núi trên vai” như thế nào ?

“Mấy hôm nay, một số anh em trong cộng đồng FB lên tiếng chê câu tiếng Anh dịch từ tên chủ đề Ngày Thơ VN lần thứ 17 là sai, là ngớ ngẩn, là .v.v. Tôi đồng ý với việc chúng ta bàn luận. Chỉ có bàn luận trên tinh thần khoa học mới làm chúng ta tiến bộ. Tuy nhiên, có một số ý kiến đầy miệt thị, thậm chí chửi bới mà không cần phân tích đúng sai, hay dở. Tôi phản đối cách hành xử như vậy.

Nhà thơ Văn Công Hùng hỏi tôi ở đâuđể câu SÔNG NÚI TRÊN VAI lại dịch là MOUNTAINS AND RIVERS ON THE SHOULDER?Trước hết tôi không phụ trách công việc dịch thuật các văn bản ra tiếng Anh và thơ của các nhà thơ nước ngoài trong Liên hoan thơ lần này.

Tôi muốn đưa câu chuyện dịch thuật mà cụ thể là việc dịch câu SÔNG NÚI TRÊN VAI để những anh chị em giỏi tiếng Anh và có chuyên môn dịch thuật tham gia bàn luận. Tôi nghĩ việc bàn luận này sẽ rất có ích.

Có lẽ quá nhiều người Việt đều hiểu ý của câu SÔNG NÚI TRÊN VAI. Nghĩa của câu này nói về trách nhiệm (hay sứ mệnh) của con người (ở đây cụ thể là các nhà thơ VN) đối với đất nước mình. Câu nói này là một trong những ví dụ về cách nói lâu nay trong văn hóa và ngôn ngữ của người Việt Nam. Cách nói đó không chỉ có trong các văn bản văn học, nghệ thuật mà cả trong đời sống thường ngày.

Người nước ngoài có hiểu nghĩa câu này không? Tôi có hỏi một số nhà thơ nước ngoài, họ nói họ biết đó là một câu nói đầy tính biểu tượng, nó thuộc về cách nói của một vùng văn hóa, cho dù họ có thể không hiểu hết nghĩa. Cũng như có những câu của nước ngoài chúng ta cũng chỉ cảm nhận ở mức độ nào đó nội dung chứa đựng trong đó mà không hiểu hết được. Tôi cũng hỏi họ về phần tiếng Anh, họ nói câu đó thì cần thêm số nhiều (S) vào từ SHOULDER vì thông thường người ta nói thế và viết thế. Chỉ khi nói cụ thể tôi gánh trên vai trái hay vai phải mới dùng số ít.

Nhiều người đang phê phán cách dịch này. Vậy cách dịch nào sẽ thỏa mãn mọi người? Với một chút vốn tiếng Anh của mình, tôi thấy thật khó. Đêm qua, trao đổi với một dịch giả mà tôi luôn nể trọng, anh ấy nói dịch như thế là ổn. Theo tôi, nếu bây giờ chúng ta dịch theo ý hiểu của chúng ta là “trách nhiệm của nhà thơ với đất nước” hay “ nhà thơ mang đất nước trên vai”, hay “ Đất nước (Tổ quốc) trên vai”, hay gì gì đó theo nghĩa bóng thì cũng không ít vấn đề tranh cãi.

Chính vì lý do này, tôi mở ra đây một cuộc trao đổi nhỏ và mong muốn những người giỏi tiếng Anh thậm chí giỏi các ngoại ngữ khác hãy bớt chút thời gian tham gia trao đổi để chúng ta hiểu thêm một vấn đề chứ không nên nói theo cảm tính. Tôi làm việc này không phải để bao biện hay che lỗi cho Hội Nhà văn (nếu có) mà để chúng ta nhìn một vấn đề công bằng, khoa học và thiện chí."

Hiện tại nội dung của nhà văn Nguyễn Quang Thiều cũng thu hút hàng trăm lượt bình luận góp ý.

Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi về câu khẩu hiệu tiếng Anh trong Ngày thơ Việt Nam 2019