Về đề xuất áp thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) vào nước ngọt, cà phê,… nhiều bộ ngành tiếp tục đề nghị Bộ Tài chính làm rõ những cơ sở tăng thuế.

Tranh cãi chuyện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với trà, cà phê, nước ngọt...

Trí Lâm | 08/01/2018, 18:25

Về đề xuất áp thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) vào nước ngọt, cà phê,… nhiều bộ ngành tiếp tục đề nghị Bộ Tài chính làm rõ những cơ sở tăng thuế.

Trong bản góp ýDự thảoLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt của Bộ tài chính,Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho rằng việc đưa trà, cà phê uống liền vào nhóm mặt hàng đồ uống sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là không hợp lý, vìmuốn đánh thuế mặt hàng nào, cần phải xác định rõ mức độ hàm lượng đường là bao nhiêu để áp thuế TTĐB cho phù hợp.

Bộ này cho rằng hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến sự lạm dụng trà, cà phê uống liền dẫn đến thừa cân, béo phì, bệnh về tim mạch, tiểu đường…Trong khi đó, chủ trương chính sách chung hiện nay đều khuyến khích ngành công nghiệp chế biến nông sản để giúp nâng cao giá trị gia tăng và tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các mặt hàng trên vào đối tượng chịu thuế TTĐB mục đích nhằm để hướng dẫn, định hướng tiêu dùng, vì loại đồ uống có đường gây tăng cân, béo phì và nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, để có căn cứ thuyết phục đề nghị cần nghiên cứu và đưa ra đánh giá cụ thể về tác động tới sức khỏe của người tiêu dùng ở nước ta với sản lượng, mức tiêu thụ nước ngọt bình quân/người hiện nay.

Bên cạnh đó, Bộ KH-ĐT đề nghị Bộ Tài chính cần có nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách đối với ngành công nghiệp đồ uống, thu ngân sách nhà nước, lao động, việc làm, cung ứng nguyên liệu...

Từng góp ý cho dự thảo,Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằnggiải trình của Bộ Tài chínhchưa thực sự thuyết phục bởi chưa phân tách được tác hại đồ uống có ga (dự kiến áp thuế TTĐB) với đồ uống không có ga (không thuộc diện dự kiến áp thuế TTĐB).

Bên cạnh đó, nhiều lập luận của Bộ Tài chính thực chất là về tác động nguy hại của nước ngọt nói chung (có ga hoặc không có ga), ví dụ về tác hại của đường, của chất tạo màu, của hương liệu, chất bảo quản, cafein…. Do đó, không thích hợp để sử dụng trong giải trình về việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga mà không áp dụng thuế đối với nước ngọt không có ga.

Theo VCCI, việc áp dụng thuế TTĐB với nước ngọt có ga chỉhợp lý nếu ban soạn thảo có giải trình đầy đủ, chặt chẽ và thuyết phục hơnvề các tác động nguy hại của riêng nước ngọt có ga đối với sức khỏe con người (chứ không phải là các tác động nguy hại nói chung của nước ngọt).

VCCI cũng cảnh báo, hiện naytrên thị trườngnước ngọt có ga không cồn chiếm thị phần lớn chủ yếu thuộc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi nước ngọt không có ga không cồn lại chủ yếu thuộc sở hữu của các nhà đầu tư trong nước.

Vì vậy, Ban soạn thảo cần có giải trình cẩn trọng, đầy đủ, tránh trường hợp khi quy định được áp dụng, Việt Nam có thể phải đối mặt với các cáo buộc phân biệt đối xử từ các đối tác theo các quy định của WTO.

Trước đó, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội nêu rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt là một thực tế không thông dụng và không được khuyến khích. Chỉ có bốn quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chiếm khoảng hai phần trăm dân số trong khu vực, đánh thuế TTĐBlên nước ngọt.

“Hầu hết các quốc gia không đánh thuế này vì nó có tác động xấu đến nền kinh tế và chưa được chứng minh là bảo vệ sức khoẻ”, Hiệp hội này nêu.

Trao đổi với phóng viên báo điện tửMột Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, việc xếp trà, cà phê... vào nhóm hàng tiêu thụ đặc biệt cũng nên cân nhắc, vì đây là hàng hóa rất cần thiết và thông dụng trong cuộc sống hiện nay.

Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu cho rằng uống trà có lợi cho cơ thể. Hơn nữa, Việt Nam cũng là quốc gia sản xuất được rất nhiều chè. Cho nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với trà thì cần có những xem xét, cân nhắc hợp lý. Một số quốc gia đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với trà chủ yếu là họ phải nhập khẩu mặt hàng này,ông Thịnh chia sẻ.

Bộ Tài chính trình dự thảo luật lần 2

Bộ Tài chính vừa hoàn thành Dự thảo lần 2 Luật sửa đổi các Luật thuế giá trị gia tăng, TTĐB, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, xuất khẩu và nhập khẩu.Dự thảo trước đó, Bộ Tài chính đề nghị áp thuế TTĐB đối với các sản phẩm nước giải khát có đường là 10%, còn thuế VAT là 12%.

Còn trong Dự thảo mới nhất, nội dung sửa đổi được rút gọn là: “Bổ sung thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế trừ các sản phẩm sữa”. Như vậy, các mặt hàng là nước ngọt có đường (trừ sữa) sẽ phải chịu thuế, không quy định cụ thể nước ngọt có ga, không ga, hay nước tăng lực, thể thao, trà, cà phê...".

Căn cứ để đánh thuế, Bộ Tài chính lý giải, hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2.000 lên 5,3% năm 2015, tại TP. HCM mức tỷ lệ này lên tới 10,8% (đặc biệt tại khu vực trung tâm tỷ lệ này lên đến 12%) cao hơn mức trung bình của Châu Á và các nước đang phát triển (mức béo phì trẻ dưới 5 tuổi trung bình toàn cầu là 6,9%).

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, các loại đồ uống có đường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Để định hướng và hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống có đường. Hiện trên thế giới đã có trên 40 nước thu thuế TTĐB đối với loại đồ uống này.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi chuyện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với trà, cà phê, nước ngọt...