Sau hàng chục năm chỉ duy trì một lực lượng hạt nhân tối thiểu, TQ thủ tên lửa đạn đạo tầm xa, răn đe Mỹ, theo báo New York Times (NYT).

TQ thủ tên lửa đạn đạo tầm xa, răn đe Mỹ ở Biển Đông

Một Thế Giới | 17/05/2015, 13:10

Sau hàng chục năm chỉ duy trì một lực lượng hạt nhân tối thiểu, TQ thủ tên lửa đạn đạo tầm xa, răn đe Mỹ, theo báo New York Times (NYT).

 Số vũ khí này có thể mang nhiều đầu đạn, một động thái mà các quan chức chính phủ Mỹ và các nhà phân tích nói: xem ra chúng để chặn không cho Mỹ chuẩn bị lập hệ thống tên lửa phòng thủ ở Thái Bình Dương nói chung.   

Quyết định này của Trung Quốc (TQ) rất đáng chú ý. TQ từ hàng chục năm đã có công nghệ thu nhỏ đầu đạn, đưa 3 đầu đạn hoặc hơn vào chỉ một tên lửa.
Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo TQ hầu như để chúng yên, không quan tâm chạy đua vũ trang vốn từng là đặc trưng trong cuộc cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.

Nhưng nay, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình xem ra đổi hướng, khi xây căn cứ quân sự trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, lần đầu tiên đưa tàu ngầm đến tận Vịnh Persic và lập kho vũ khí chiến tranh mạng.

Theo NYT, các động thái hung hăng  này của TQ khiến các quan chức Mỹ bị bất ngờ, và chúng trở thành chứng cứ của một thách thức từ phía TQ mà chính phủ Tồng thống Barack  Obama phải đối phó, nhất là sau khi các cơ quan tình báo Mỹ dự báo sai, rằng ông Tập sẽ tập trung phát triển kinh tế, và đi theo đường lối của tiền nhiệm là “TQ trỗi dậy hòa bình”.  

Báo cáo hàng năm rất kỹ về khả năng quân sự TQ của Lầu Năm  Góc trình quốc hội Mỹ nói: TQ hiện trữ khoảng 20 tên lửa tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mạnh nhất là Đông Phong DF-5.

Các nhà phân tích tư nhân nói mỗi chiếc DF-5 có thể nhận 3 đầu đạn và số đầu đạn có thể phóng tới Mỹ đã tăng từ 20 lên 40 chiếc.

Hans M. Kristensen, giám đốc Dự án thông tin hạt nhân (thuộc tổ chức nghiên cứu chính sách Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ) gọi việc TQ triển khai các đầu đạn mới này là “một ngày xấu của sự kiềm chế hạt nhân”.

Ông nói về việc TQ thủ tên lửa đạn đạo tầm xa răn đe Mỹ : “Thế lực nhỏ của TQ đang dần to hơn, và khả năng hạn chế của họ đang dần tốt hơn. Họ đang sản xuất các tên lửa nhiều đầu đạn nhằm xuyên thủng hệ thống tên lửa đạn đạo phòng thủ của Mỹ”.

Thứ Bảy qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Bắc Kinh, nói chuyện về các vấn đề an ninh và kinh tế khiến Mỹ quan ngại, dù chưa rõ ông có đề cập chuyện tên lửa tầm xa của TQ hay không.

Các quan chức Mỹ nói đến nay, TQ từ chối đối thoại về quyết định triển khai nhiều đầu đạn hạt nhân vào các ICBM.

“Mỹ nên có đối thoại rộng nhiều hơn về việc hiện đại hạt nhân và phòng thủ bằng ICBM với TQ”, theo Phillip C. Saunders, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu vấn đề quân sự TQ ở Đại học Quốc phòng Mỹ, một cơ sở học tập do Lầu Năm Góc tài trợ, và là nơi có nhiều chỉ huy quân sự cấp cao tương lai đến học.

Ông Saunders nói thêm: “TQ miễn cưỡng với cuộc đối thoại này qua các kênh chính thức”, nhưng ông cùng các chuyên gia khác đã có những cuộc trao đổi không chính thức với các đồng nghiệp TQ về vấn đề trên.

Ông Obama đang chịu sức ép nhiều hơn bao giờ hết về việc triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ ở Thái Bình Dương, dù Mỹ đã tuyên bố chính thức rằng số tên lửa này nhằm đối phó với CHDCND Triều Tiên chứ không với TQ.

Cùng lúc, ông Obama tìm cách phát đi một tín hiệu cho biết, ông sẽ chống các nỗ lực của TQ nhằm bắt nạt hàng xóm của Bắc Kinh, gồm một số nước đồng minh của Mỹ, và nhằm chặn Mỹ ở ngoài phía tây Thái Bình Dương, tức Biển Đông.

Các hình ảnh vệ tinh vừa công bố, cho thấy TQ ráo riết “khai hoang” các đảo ở Biển Đông để xây đường băng, sân bay, cho thấy ông Tập quyết tâm đẩy các đối thủ tiềm năng ra khỏi khu vực này.

Hiện Lầu Năm Góc đã có bàn thảo việc tăng tốc nỗ lực tên lửa phòng thủ, đưa tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ đến gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm khẳng định rõ rằng Mỹ chú trọng quyền tự do hàng hải ở những vùng mà TQ tuyên bố độc chiếm.

Việc TQ đóng tàu sân bay, tàu ngầm để có thể thách thức Mỹ nếu có một cuộc khủng hoảng ở Biển Đông

Một số chương trình hiện đại hóa quân sự của TQ đều nhắm thẳng vào ưu thế công nghệ của Mỹ. TQ đã tìm các công nghệ để chặn vệ tinh liên lạc và do thám của Mỹ, và đầu tư mạnh vào công nghệ chiến tranh mạng, để có thể tấn vào hệ thống điện toán của Mỹ.

Tất cả các động thái này đều khiến các quan chức Mỹ nói: TQ vừa “chôm” quyền sở hữu trí tuệ, vừa chuẩn bị cho một cuộc xung đột trong tương lai, với những tên lửa có thể bắn tới Mỹ.

Việc TQ nâng cấp lực lượng hạt nhân rất phù hợp với chiến thuật này, nó là một phần nỗ lực cạnh tranh lâu dài với Mỹ, vì TQ luôn sợ lợi thế hạt nhân của Mỹ.

Mai Hà (Theo New York Times)


Bài liên quan
Đêm nay miền Bắc lạnh, siêu bão Man-Yi đang tiến vào Biển Đông
Siêu bão Man-yi vẫn giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/giờ và hướng vào vùng biển miền Trung. Biển động dữ dội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TQ thủ tên lửa đạn đạo tầm xa, răn đe Mỹ ở Biển Đông