Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, khi Trung Quốc phá giá đồng tiền thì Việt Nam cũng tiến hành điều chỉnh tỷ giá. Việc làm này sẽ tạo được sự cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tạo cân bằng hơn cho thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên về lâu về dài, Việt Nam vẫn cần phải tái cấu trúc để bớt lệ thuộc thương mại quá nhiều với Trung Quốc. 

'TQ phá giá đồng tiền, VN phải nhân cơ hội bớt lệ thuộc TQ'

Một Thế Giới | 15/08/2015, 05:00

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, khi Trung Quốc phá giá đồng tiền thì Việt Nam cũng tiến hành điều chỉnh tỷ giá. Việc làm này sẽ tạo được sự cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tạo cân bằng hơn cho thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên về lâu về dài, Việt Nam vẫn cần phải tái cấu trúc để bớt lệ thuộc thương mại quá nhiều với Trung Quốc. 

Câu chuyện Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ lên đến hơn 4% vẫn đang là sự kiện được các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế và người dân đặc biệt quan tâm. Bởi giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam có mối quan hệ thương mại khá chặt chẽ với Trung Quốc. 
Theo số liệu thống kê, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 14,9 tỉ USD, nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc 43,7 tỉ USD. Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 10% và còn nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên trong khi nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc Trung Quốc phá giá đồng tiền sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là xuất nhập khẩu, thì chuyên gia Cấn Văn Lực lại cho rằng, với động thái điều chỉnh biên độ tỷ giá của NHNN trong thời gian vừa qua, tác động liên quan đến quan hệ thương mại song phương Việt Nam và Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng nhiều lắm.
"Trước hết, vì họ điều chỉnh, ta cũng điều chỉnh. Thứ hai là liên quan đến cơ cấu kinh tế của cả hai nước, tức là đôi khi chúng ta cũng có động thái điều chỉnh chính sách, nhưng quan hệ thương mại của cả hai nước vẫn cứ xảy ra vì lí do tôi vẫn phải nhập hàng của anh hay tôi vẫn phải xuất khẩu sang anh, đặc biệt là thương mại trong quan hệ tại khu vực biên giới của cả hai nước", ông Lực nói,
Cũng theo ông Lực, trong một vài ngày gần đây, các nước trong khu vực cũng đã và đang tiến hành điều chỉnh tỷ giá chứ không riêng gì Việt Nam, bởi điều này tạo ra sự cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam không những với Trung Quốc mà cả các nước trong khu vực, tạo lập thế cân bằng cho thị trường xuất khẩu.
"Tuy nhiên về lâu về dài, quan điểm của tôi là chúng ta cần phải tái cấu trúc để Việt Nam bớt lệ thuộc thương mại quá nhiều với Trung Quốc", chuyên gia Cấn Văn Lực nhận định.
Cũng nhìn nhận dưới góc độ xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng thế nào trước việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa nhận định sẽ có hai xu hướng ảnh hưởng đến Việt Nam.
Thứ nhất là xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc. Cụ thể, hàng hóa của Việt Nam trở nên đắt hơn tại Trung Quốc, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tại Trung Quốc giảm, sẽ ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu của Việt Nam. 
Tuy nhiên xu hướng thứ hai là những nhà nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc lại được lợi. Hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu nhiều công nghệ, thiết bị từ Trung Quốc. Tuy nhiên nếu xuất khẩu sang các nước châu Á thì bất lợi vì không chỉ Trung Quốc, các nước châu Á khác cũng buộc phải phá giá đồng tiền, do đó ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể tăng lên.
Trước đó, cũng bàn về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc, PGS. TS Trần Đình Thiên từng phát biểu: "Điều đáng sợ không phải là quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc xấu đi mà đáng ngại là nó còn gia tăng. Đó là biểu hiện cấu trúc kinh tế Việt Nam không được cải thiện".
Một trong những lý do khiến kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng khi Trung Quốc tiến hành phá giá đồng tiền là do chúng ta còn lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Bởi vậy, như những gì chuyên gia Cấn Văn Lực đã nói, về lâu dài chỉ có giảm lệ thuộc thương mại với Trung Quốc thì Việt Nam mới có thể giải quyết được triệt để bài toán đang đặt ra.
Thụy Miên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'TQ phá giá đồng tiền, VN phải nhân cơ hội bớt lệ thuộc TQ'