Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa có báo cáo nhận định rằng Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tăng áp lực cạnh tranh lên Trung Quốc. Đặc biệt, các nhà đầu tư ngoại sẽ chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, Malaysia để hưởng lợi chi phí thấp.

TPP sẽ khiến nhà đầu tư bỏ rơi Trung Quốc nhảy sang Việt Nam

Một Thế Giới | 11/12/2015, 07:23

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa có báo cáo nhận định rằng Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tăng áp lực cạnh tranh lên Trung Quốc. Đặc biệt, các nhà đầu tư ngoại sẽ chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, Malaysia để hưởng lợi chi phí thấp.

Báo cáo Hội nhập Kinh tế châu Á 2015 của ADB cho biết, Trung Quốc được dự đoán sẽ đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ một số quốc gia thành viên của TPP do chi phí sản xuất của các quốc gia này thấp. Điều này có thể gia tăng các khoản đầu tư vào các quốc gia thành viên TPP Việt Nam, Malaysia trong các lĩnh vực sản xuất với chi phí thấp như: dệt may, giày dép.
Hơn nữa, làn sóng TPP còn có khả năng chuyển các luồng giao thương ra khỏi Trung Quốc và tiến đến các nền kinh tế TPP. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào các nước TPP chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch của nước này.
"Mặc dù TPP tạo ra nhiều cơ hội mới về giao thương và đầu tư, nhưng ở đó vẫn có khả năng xảy ra tình trạng chuyển hướng đầu tư và kinh doanh, tùy thuộc vào các yêu cầu quy định trong TPP”, báo cáo cho biết.
Cũng theo báo cáo, TPP có thể gây "tổn hại tiềm năng" đến các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu chỉ đơn giản bởi vì TPP hiện nay không bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và các thành viên quan trọng khác trong mạng lưới sản xuất hiện tại ở châu Á.
Trong dài hạn, tác động thực sự của TPP sẽ phụ thuộc vào việc các nền kinh tế khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - đặc biệt là quốc gia thương mại lớn như Trung Quốc và Hàn Quốc - sẽ hướng tới việc tham gia hiệp định này, báo cáo cho biết.
Được soạn bởi chuyên gia kinh tế Duy Thượng Tiến của ADB, báo cáo nói trên còn kêu gọi các nước châu Á cải thiện các điều kiện trong các khu kinh tế đặc biệt, vì những điều kiện này sẽ đóng một vai trò xúc tác trong việc phát triển kinh tế tại thời điểm mà khu vực đang trải qua thời kỳ suy thoái về  tăng trưởng kinh tế.
Trên thực tế, hiện nay, nhiều khu vực kinh tế đang bị mắc kẹt trong những bất ổn chính trị, môi trường kinh doanh kém, hạn chế tiếp cận cơ sở hạ tầng, tài chính và các tiện ích do những quy định quá mức.
TPP được xem là thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử nhân loại, giúp giảm thuế xuất nhập khẩu, cũng như các loại bảo hộ thương mại tại 12 quốc gia thành viên. Các nước này hiện chiếm đến khoảng 40% tỷ trọng kinh tế toàn cầu.
Các thành viên TPP hiện gồm Việt Nam, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore và Úc.
Tuyết Nhung (theo Kyodo News)
Bài liên quan
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TPP sẽ khiến nhà đầu tư bỏ rơi Trung Quốc nhảy sang Việt Nam