Xuất khẩu cá cảnh đang mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều hộ nông dân tại TP.HCM và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp… 

TP.HCM xuất khẩu hơn 7 triệu con cá cảnh

Một Thế Giới | 25/09/2013, 14:13

Xuất khẩu cá cảnh đang mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều hộ nông dân tại TP.HCM và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp… 

           

Tờ Dân Việt ngày 21.9.2013 dẫn thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM cho biết trong 9 tháng đầu năm 2013, thành phố đã xuất khẩu hơn 7 triệu con cá cảnh, tăng 3,5% so cùng kỳ năm 2012. Tổng đàn cá cảnh của TP.HCM hiện có hơn 63 triệu con, tăng 14,5%. Đợt thống kê trong 6 tháng trước đó đã tăng đột biến với mức hơn 32%.

Ông Tống Hữu Châu, chủ doanh nghiệp cá cảnh Châu Tống (quận 12, TP.HCM) cho biết, lượng cá xuất khẩu tăng do thời gian gần đây công tác xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Nhiều bạn hàng từ các nước như Mỹ, Úc, Canada… đã liên hệ đặt hàng xuất khẩu thử, sau đó tiếp tục hợp tác. Theo Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản TP.HCM, trường tiêu thụ lớn nhất của cá cảnh Việt Nam là các nước EU với 73%, còn lại là châu Á và Mỹ.

Ông Hồ Nhuận Đăng Sơn, Tổng thư ký Hội Sinh vật cảnh tỉnh Long An, cho biết, từ đầu năm đến nay, các đơn hàng nhập cá cảnh liên tục tăng, giá cá ổn định nên lợi nhuận cho người nuôi cũng rất khá. Riêng năm 2012, lợi nhuận từ việc nuôi 100 hồ cá dĩa và 2ha cá cảnh đạt gần 500 triệu đồng. 

Mặc dù hoạt động xuất khẩu cá cảnh đang rất tốt nhưng theo một số doanh nghiệp trong nước, cá cảnh Việt Nam cũng đang gặp một số rào cản kỹ thuật tại các nước nhập khẩu. Các hộ nuôi cá do đó phải nâng cao kỹ thuật nuôi để đảm bảo chất lượng cá, an toàn với các dịch bệnh… Như mặt hàng cá chép cảnh, hoạt động xuất khẩu từ đầu năm đến nay không được thuận lợi cũng do nhiều rào cản kỹ thuật tại nước nhập khẩu.

Trước tình hình này, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM đã kết hợp với Đại học Nông lâm TP.HCM xây dựng dự thảo quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh (GMP). Dự án được thực hiện từ tháng 10.2011 và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10.2013 nhằm nâng cao chất lượng cá cảnh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

           
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM xuất khẩu hơn 7 triệu con cá cảnh