Từ nhiều năm qua, câu chuyện về thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn luôn là vấn đề nhức nhối, đau đầu của những nhà quản lý, những người có trách nhiệm với bữa ăn hàng ngày của người dân. Những bữa ăn của người dân TP.HCM đang tìm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật.

TP.HCM: Xây dựng thực phẩm sạch là để ‘tiêu diệt’ thực phẩm bẩn

Hồ Quang | 14/11/2017, 07:34

Từ nhiều năm qua, câu chuyện về thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn luôn là vấn đề nhức nhối, đau đầu của những nhà quản lý, những người có trách nhiệm với bữa ăn hàng ngày của người dân. Những bữa ăn của người dân TP.HCM đang tìm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật.

Không thể chống để bài trừ thực phẩm bẩn

Theo Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, trung bình mỗi năm TP có gần cả chục vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhỏ với hàng nghìn người bị ngộ độc, đó là chưa kể những vụ ngộ độc mang tính cá nhân, nhiều người bị ngộ độc nhưng không thống kê được. Trong đó có cả những người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thậm chí cả lãnh đạo cũng bị ngộ độc thực phẩm.

Dù việc phát hiện, xử phạt những vụ thực phẩm bẩn trong thời gian qua là khá nhiều nhưng vẫn đâu vào đấy, hết vụ này lại xảy ra vụ khác. Ấy là chưa kể nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn ở TP vẫn chưa phát hiện được.

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM - cho rằng trong điều kiện như hiện nay, nếu bài trừ thực phẩm bẩn mà chỉ tập trung xử phạt những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, không an toàn là không hiệu quả, nếu không muốn nói là “bắt cóc bỏ đĩa”.

TP.HCM có một đặt thù riêng là không đủ khả năng tự cung cấp thực phẩm cho người dân của mình. Nguồn thực phẩm của TP sản xuất được chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của người dân, còn lại 80% phải nhập từ các địa phương khác.

Trong khi đó, theo bà Lan hiện nay TP chưa thể kiểm soát hết nguồn gốc thực phẩm đang tiêu thụ trên địa bàn. Ngoài ra, nhiều người dân, doanh nghiệp vì hám lợi vẫn tiếp tục tiêm kháng sinh vào tôm, cá; tiêm thuốc an thần, tạo nạc cho heo; sử dụng hóa chất để làm tươi các loại trái cây... Đó chính là lý do khiến thời gian qua việc “xử” thực phẩm bẩn đến nay chưa thể triệt để.

Thực tế đó đã buộcTP.HCM phải tìmcách để bảo vệ cho hơn 10 triệu dân không phải đối diện với nguy cơ ngộ độc đang rình rập mỗi ngày cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật sau này.

“Muốn người dân có thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn phải xây dựng thực phẩm an toàn. Cách tốt nhất để đấu tranh chống thực phẩm bẩn là xây dựng thực phẩm an toàn”, bà Lan khẳng định.

Thực phẩm bẩn sẽ tự loại

Ngay từ khi thành lập thí điểm Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM vào tháng 3.2017,bà Lan đã tuyên bố muốn “tiêu diệt” thực phẩm bẩn phải thực hiện cả xây và chống mà trong đó lấy xây là chính. Xây dựng thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn cũng chính là chống thực phẩm bẩn.

Chính từ quan điểmnày, Ban quan lý an toàn thực phẩm đã xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Trong đó tập trung vào 4 chuỗi gồm: chuỗi sản phẩm thủy sản, chuỗi sản phẩm rau củ quả, chuỗi sản phẩm thịt - trứng và chuỗi sản phẩm thuộc lĩnh vực công thương.

Một đơn vị tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn

Những đơn vị tham gia chuỗi này có những quy định cụ thể rất khắt khe nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ từ nơi sản xuất, chế biến đến tay người tiêu dùng.

Trong đó, cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, khai thác/nuôi trồng thủy sản) được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận GAP hoặc tương đương. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đối với cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển (đến cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng) được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Riêng cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngay cả sản phẩm tại cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được cơ quan chức năng định kỳ lấy mẫu giám sát theo quy định và kết quả kiểm nghiệm đáp ứng các quy chuẩn, quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.

Song song với đó, TP.HCM cũng thực hiện ký kết phối hợp sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản, thủy sản cho các cơ sở trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn ở các địa phương. Việc làm này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng những quy định trong chuỗi thực phẩm an toàn mà còn tạo đầu ra ổn định; đồng thời tạo động lực cho những doanh nghiệp khác tham gia vào chuỗi. Đến nay, TP.HCM đã ký kết với 3 địa phương (Long An, Lâm Đồng và Bình Thuận) trong việc phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thủy sản cho các cơ sở trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Chia sẻ với phóng viên báo Một Thế Giới, bà Lan cho biết hiện đã có 50 doanh nghiệp với gần cả trăm chuỗi tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Phần lớn các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn là các sản phẩm rau củ quả và thủy sản.

“Mục tiêu của chúng tôi là thuyết phục, vận động ngày càng nhiều các doanh nghiệp thực phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Tất cả những sản phẩm được chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn, những thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch sẽ được chúng tôi nêulên trên các phương tiện truyền thông đại chúng để người tiêu dùng biết và chọn lựa. Điều đó cũng đồng nghĩa những sản phẩm không đạt những điều trên sẽ tự loại mình”, bà Lan chia sẻ.

Bà Lan cũng kêu gọi mỗi người dânlà một người tiêu dùng thông minh, hãy chọn cho mình những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ đã được cấpchứng nhận chuỗi an toàn thực phẩm, thực phẩm sạch, an toàn.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Xây dựng thực phẩm sạch là để ‘tiêu diệt’ thực phẩm bẩn