UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP năm 2024.
Giáo dục

TP.HCM tập trung đào tạo nhân lực 8 ngành có trình độ cao

Tú Viên 24/01/2024 17:22

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP năm 2024.

Theo đó, TP.HCM tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Tập trung đẩy mạnh đào tạo nhân lực trình độ cao theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Cung cấp nguồn nhân lực sau đào tạo có chất lượng cho TP và các địa phương trong khu vực Nam Bộ, đồng thời gắn kết chặt chẽ với Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế 8 ngành gồm: Công nghệ thông tin - truyền thông, cơ khí - tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, quản trị doanh nghiệp, tài chính - ngân hàng, y tế, du lịch, quản lý đô thị giai đoạn 2020 - 2035 và đại học chia sẻ; tạo sự kết nối giữa đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học và giáo dục nghề nghiệp.

z5077434434736_747d47bfef6f67d518c97f0fe2487207.jpg
Học sinh tại TP.HCM - Ảnh: Tú Viên

Đến năm 2024, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo có chứng chỉ, chứng nhận đạt 87%.

Để thực hiện mục tiêu trên, TP.HCM tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về giáo dục nghề nghiệp TP. Đồng thời dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, kết nối cung - cầu lao động như thu nhập và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn đối với nhu cầu tuyển dụng lao động, nhu cầu việc làm.

TP.HCM nghiên cứu khả năng cung ứng nguồn nhân lực sau đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP theo từng lĩnh vực hoặc nhóm ngành, nghề đào tạo trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội TP trung và dài hạn và xu thế phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong nước, khu vực và thế giới. Tổ chức định kỳ các sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm theo các lĩnh vực đào tạo trọng điểm của TP.

Bên cạnh đó, TP định hướng, phân luồng học sinh bậc trung học như tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở ngay từ lớp 8 nhằm giúp cho học sinh có thể phân biệt, xác định sở trường, sở thích của bản thân để hướng đến nghề nghiệp trong tương lai.

Thí điểm việc phối hợp giữa trường THPT và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác tổ chức triển khai nội dung hướng nghiệp của chương trình GDPT 2018 bằng các hình thức như: Trải nghiệm thực tế học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; giải đáp - tư vấn các thắc mắc trong việc chọn nghề phù hợp với năng lực của mỗi học sinh…

Ngoài ra, công tác đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, thị trường lao động như: Triển khai đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện được hưởng chính sách theo các quy định của pháp luật hiện hành. Đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM tập trung đào tạo nhân lực 8 ngành có trình độ cao