Đó là ý kiến của PGS-TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TP.HCM), người đã có hơn 15 năm nghiên cứu về chống ngập tại TP.HCM từ năm 2008. Phóng viên báo điện tử Một Thế Giới vừa có cuộc trao đổi với ông xung quanh vấn đề này.

TP.HCM sẽ tái diễn ngập lụt khi chi phí thoát nước chỉ đủ cho vét cống

18/09/2015, 07:02

Đó là ý kiến của PGS-TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TP.HCM), người đã có hơn 15 năm nghiên cứu về chống ngập tại TP.HCM từ năm 2008. Phóng viên báo điện tử Một Thế Giới vừa có cuộc trao đổi với ông xung quanh vấn đề này.

-Thưa ông, được biết hiện nay ngân sách cho công tác chống ngập chỉ còn 650 tỉ đồng/năm, so với trước đây là giảm. Điều này ảnh hưởng đến công tác chống ngập?
-PGS Hồ Long Phi: Hiện nay vốn ngân sách phân bổ cho công tác thoát nước tại TP.HCM quá ít. Trước đây thì 2.500 tỉ đồng, rồi xuống 2.000 tỉ... và hiện nay thì chỉ còn 650 tỉ/năm. Bình quân 10 năm qua, mỗi năm 1.000 tỉ đồng ngân sách cho việc chống ngập, tôi cho rằng con số này không thấm tháp gì cho công tác chống ngập.
Cứ cho là đầu tư mỗi năm 1.000 tỉ đồng, thì cũng chưa bằng 1/5 vốn cho dự án rạch Xuyên Tâm. Hoặc dự án Nhiêu Lộc Thị Nghè 8.000 tỉ đồng. Nhìn vào dự án này, thấy được hiệu quả hết ngập tại các tuyến tuyến đường như Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng, Lê Văn Sỹ... Cứ có tiền đầu tư thì sẽ giảm được ngập.
-Lâu nay, người ta vẫn nói đầu tư hàng ngàn tỉ vào công tác chống ngập mà không hiệu quả, ngập càng lúc càng tăng. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
-PGS Hồ Long Phi: Theo tôi, điều ấy không đúng. So sánh với năm 2008, rõ ràng nhiều điểm ngập đã giảm, sở dĩ vẫn còn ngập là do mới được đô thị hóa nhưng chưa được đầu tư.
-Hiệu quả chống ngập đã thể hiện ở một số nơi, tuy nhiên vẫn không thể làm hài lòng người dân khi vẫn còn tồn tại nhiều điểm ngập trong thành phố. Ông đánh giá thế nào về năng lực của Trung tâm chống ngập?
-PGS Hồ Long Phi: Thật ra, Trung tâm chống ngập “lực bất tòng tâm”. Có trách nhiệm nhưng không có quyền hạn. Trung tâm được giao dự án để thực hiện, còn vấn đề xét duyệt, thiết kế, phản biện... là do Sở.
Cần phải có sự đồng bộ, phối hợp với nhau. Đôi khi vướng phải tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Ví dụ như Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho phép xây dựng ở những nơi xung yếu, thay vì phải làm ao hồ, chống ngập. Lúc làm không tính toán, đến khi ngập sẽ có người giải quyết. Đó là cách làm không hợp lý. Còn một vấn đề nữa, cách làm hiện nay là quy hoạch một chiều. Nghĩa là từ thiết kế, cho đến duyệt dự án... và áp xuống cho đơn vị chống ngập mà thiếu sự phản hồi, phối hợp từ đơn vị này.
Bên cạnh đó, vấn đề chống ngập phải đi kèm với nguyên nhân ngập. Mà trong đó là vấn đề bê tông hóa. Phải có sự phối hợp đồng điệu, chứ một bên chống ngập, bên thì cứ đô thị hóa, nâng hẻm, xây nhà, san lấp... hạn chế lối thoát nước, thấm nước.

chong ngap nuoc tai TP.HCM
PGS-TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu thuộc ĐHQG TP.HCM. Ảnh: Thảo Hương

-Vậy theo ông, nguyên nhân ngập từ đâu?

-PGS Hồ Long Phi: Theo tôi, phần lỗi cơ bản là do đô thị hóa. Một người làm mà ba, bốn người bàng quan thì làm sao mà làm tốt được.

Hiện nay, dường như vấn đề chống ngập không được xem là trách nhiệm chung để phối hợp thế nào cho tốt nhất. Nếu những người làm công tác đô thị hóa nghĩ đến trách nhiệm của mình trong vấn đề ngập nước thì họ đã có giải pháp cho thứ họ tạo ra. Đằng này, ai cũng cho đó là chuyện của người khác, không phải việc của mình. Ngập sẽ có ông A, B, C nào đó giải quyết, không phải việc của mình.
Xây cái nhà, nâng cái hẻm, lát vỉa hè, quy hoạch công viên, cây xanh, phát triển nhà ở... cũng phải nghĩ xem có ảnh hưởng đến việc thoát nước, chống ngập thế nào không. Không riêng gì 1, 2 căn nhà, 1, 2 cái hẻm mà diễn ra ở cấp độ vĩ mô. Người dân thì không có ý thức, xả rác bừa bãi, lấp miệng cống dẫn đến nghẹt cống. Xã hội nên có sự trách nhiệm, chia sẻ, thông cảm hơn.
Thứ hai, trong những dự án đầu tư của các đơn vị khác, họ không tính đến kinh phí cho việc chống ngập, đó là con số không hề nhỏ. Chứ nếu khi làm, nghĩ đến việc chi phí cũng từ một túi tiền ra thì sẽ khác rồi.
Thứ ba, nguồn lực phát triển xã hội chủ yếu hiện nay là nguồn lực xã hội hóa từ các nhà đầu tư địa ốc. Hình thành một khu nhà, người ta chú trọng đầu tư đến kiến trúc, điện, nước... là những thứ dễ thấy, còn chống ngập là cái gì đó xa xôi, là thứ ưu tiên sau cùng. Đầu tư địa ốc hay đầu tư đường, tiền thu lại liền, còn đầu tư chống ngập... làm sao thu nên khó thu hút vốn xã hội hóa.
-Nghĩa là hiện nay vấn đề chống ngập chưa được quan tâm đúng mức?
-PGS Hồ Long Phi: Ở châu Âu, người ta xài 1 đồng nước thì phải chi 4 đồng thoát nước. Ở bên mình thì xài 10 đồng nước mới thu được 1 đồng cho thoát nước. 1 đồng này chưa đủ cho công tác nạo vét cống chứ đừng nói xây mới.
Và chừng nào mà phí thoát nước vẫn chưa được công nhận như là một trong những nguồn thu quan trọng để tái đầu tư cho công tác chống ngập thì TP.HCM vẫn sẽ còn tiếp tục rượt đuổi với ngập lụt.
-Xin cám ơn ông về sự chia sẻ!
Thảo Hương (thực hiện)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sẽ tái diễn ngập lụt khi chi phí thoát nước chỉ đủ cho vét cống