Sau 3 năm triển khai thí điểm, UBND TP.HCM đánh giá Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã phát huy được sức mạnh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho TP, nhưng vẫn có một số vướng mắc, khó khăn do cơ chế khiến một số hoạt động còn lúng túng. Do đó, UBND TP đã đề xuất Thủ tướng chuyển Ban Quản lý An toàn thực phẩm trở thành Sở An toàn thực phẩm.

TP.HCM: Sẽ có Sở An toàn thực phẩm?

Hồ Quang | 02/09/2019, 18:00

Sau 3 năm triển khai thí điểm, UBND TP.HCM đánh giá Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã phát huy được sức mạnh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho TP, nhưng vẫn có một số vướng mắc, khó khăn do cơ chế khiến một số hoạt động còn lúng túng. Do đó, UBND TP đã đề xuất Thủ tướng chuyển Ban Quản lý An toàn thực phẩm trở thành Sở An toàn thực phẩm.

Theo tin từ Ban quảnlý An toàn thực phẩm TP.HCM, UBND TP.HCM vừa chính thức đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM trở thành Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sau 3 năm triển khai thí điểm Ban này.

UBND TP.HCM đánh giá sau 3 năm thực hiện thí điểm, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP đã phát huy được sức mạnh của mình trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, nhờ sự hợp nhất từ 3 lực lượng (Sở Y tế, SởCông Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ban quản lý an toàn thực phẩm TP thực sự trở thành đầu mối trong việc giải quyết các công việc liên quan đến an toàn thực phẩm; giải quyết được những hạn chế trong việc phối hợp giữa các sở, ngành và đầu ngành trong vấn đề an toàn thực phẩm trước đây.

Tuy nhiên, UBND TP cũng cho rằng, thời gian qua cơ chế hoạt động của Ban quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập khiến cho đơn vị này còn lúng túng, chưa phát huy hết khả năng vốn có của mình. Dù Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP được giao nhiệm vụ là một cơ quan tương đương cấp sở, nhưng các cơ chế và quy định pháp luật trong một số trường hợp không được hướng dẫn cụ thể từ các bộ, ngành có liên quan.

Bên cạnh đó, quy định muốn tịch thu, tiêu hủy thực phẩm nào đó phải chờ kết quả kiểm nghiệm xác định thực phẩm đó không an toàn. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi 2 đến 4 ngày để có kết quả kiểm nghiệm thì những thực phẩm đó đã đưa ra thị trường phân phối. Do đó, nhiều thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn, tồn dư hóa chất, chất cấm, chỉ có thể phạt tiền, còn việc tịch thu, tiêu hủy không thể thực hiện được.

UBND TP mong muốn các bộ, ngành phải quy định về biện pháp xử lý, ngăn chặn vi phạm như đình chỉ kinh doanh, tạm giữ lô hàng, điều kiện bảo quản hàng hóa trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng để xử lý theo quy định của pháp luật; những nông sản, thực phẩm khi đưa vào tiêu thụ trên thị trường phải được kiểm tra và chứng nhận từ gốc.

Do đó, để có thể phát huy được hết sức mạnh vốn có của Ban này, UBND TP đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép Ban Quản lý An toàn thực phẩm trở thành Sở An toàn thực phẩm TP.HCM. Theo đó, Sở An toàn thực phẩm TP sẽ chịu sự quản lý về chuyên môn từ 3 bộ gồm: Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trước đó, ngày 5.12.2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2349/QĐ-TTg về thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM; đến ngày 2.2.2017, UBND TP.HCMban hành Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm. Ngày 11.3.2017 UBND TP.HCM trao Quyết định công bố thành lập và bổ nhiệm lãnh đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Sẽ có Sở An toàn thực phẩm?