Ngày 12.2, tại chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời, đại diện các cử tri đặt vấn đề, với các điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.HCM đã và đang làm gì để phát triển vận tải, du lịch đường thủy.

TP.HCM sắp khai thác thêm các tuyến đường thủy liên tỉnh

Tú Viên (Tổng hợp) | 12/02/2023, 23:00

Ngày 12.2, tại chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời, đại diện các cử tri đặt vấn đề, với các điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.HCM đã và đang làm gì để phát triển vận tải, du lịch đường thủy.

Trả lời vấn đề trên, ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM, cho biết, với khoảng 1.000km đường thủy, 83 tuyến đường thủy nội địa dài 600km và 5 tuyến đường thủy quốc gia, tiềm năng về vận tải và du lịch sông nước tại TP.HCM là rất lớn.

TP.HCM đang khai thác tuyến buýt đường thủy số 1 (Bạch Đằng - Linh Đông), tuyến số 2 (Bạch Đằng - Lò Gốm) và các tuyến vận tải du lịch từ Bạch Đằng đi Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre. Ông An nhận định, các tuyến trên đang khai thác tương đối hiệu quả, góp phần giảm tải cho giao thông đường bộ.

buyt-duong-song-1732-159910471-6916-3681-1636369124.jpeg

TP.HCM sắp khai thác thêm các tuyến đường thủy liên tỉnh-Ảnh: Internet

Thời gian tới, để đảm bảo việc phát triển vận tải và du lịch đường thủy hiệu quả, bền vững, Sở GTVT đang trình UBND TP hoàn chỉnh thủ tục quy hoạch pháp lý cho 411 bến thủy nội địa ở các quận, huyện và TP.Thủ Đức để người dân và doanh nghiệp có cơ sở đầu tư.

Đồng thời, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM thông tin, địa phương chuẩn bị khai thác tuyến Sài Gòn - Côn Đảo, sau khi tuyến Côn Đảo đầu tư xong bến bãi. "Tuyến này khai thác được các tàu với khoảng 500 khách. Đây sẽ là tuyến du lịch mang lại hiệu quả cao", ông Bùi Hòa An nói.

Bên cạnh đó, Sở GTVT đã trình UBND TP và UBND tỉnh Tiền Giang mở tuyến từ huyện Cần Giờ (TP.HCM) đến Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang). Việc mở tuyến đã được hình thành sơ bộ, đang chờ quyết định của lãnh đạo 2 tỉnh. Ông An chia sẻ, sau khi mở tuyến Cần Giờ - Tiền Giang sẽ khép kín được tuyến đường thủy ở phía Nam TP.HCM đi các tỉnh miền Đông, miền Tây.

"Từ các công việc trên, du lịch đường thủy sẽ phát triển tốt dựa trên cơ sở nền tảng pháp lý mà thành phố đã chuẩn bị tốt. Chúng tôi rất mong các doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đến việc đầu tư vào các tuyến đường thủy của TP.HCM", đại diện Sở GTVT nhấn mạnh.

Cũng tại chương trình, cử tri cho rằng điểm yếu cho sự phát triển của ngành du lịch tại TP là việc thiếu trầm trọng nhà vệ sinh công cộng. Đây là nguyên nhân khiến du khách đánh giá, thậm chí một đi không trở lại.

Theo ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, ngành du lịch TP rất quan tâm đến vấn đề nhà vệ sinh công cộng, đặc biệt sau phục hồi từ đại dịch. Hiện toàn TP có 51 khu, điểm nhà vệ sinh và sở cũng liên tục phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá, đầu tư, ưu tiên hình thức xã hội hóa.

Năm 2022 vừa rồi, thông qua các khu, điểm nhà vệ sinh đạt chuẩn, TP có tham gia giải thưởng Du lịch ASEAN. Hạng mục nhà vệ sinh có 3 đơn vị đề cử và đều đạt giải thưởng là Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (quận 3), đài quan sát Bitexco Skydeck (quận 1) và khu điểm du lịch Bến Xưa (quận 12).

Ông Lê Trương Hiền Hòa chia sẻ thêm, ngành du lịch cũng đề nghị và khuyến khích hệ thống nhà vệ sinh tại cơ sở lưu trú, ăn uống trên địa bàn. Đây là mạng lưới nhà vệ sinh hiệu quả để hỗ trợ ngành du lịch đảm bảo phục vụ du khách.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sắp khai thác thêm các tuyến đường thủy liên tỉnh