Trước mắt, TP.HCM tập trung kiểm soát chặt chẽ giãn cách xã hội, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”.

TP.HCM quyết không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội “chặt ngoài, lỏng trong”

T.V | 11/08/2021, 15:26

Trước mắt, TP.HCM tập trung kiểm soát chặt chẽ giãn cách xã hội, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”.

Sáng 11.8, Chính phủ khóa XV họp phiên đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2026. Phiên họp được tổ chức trực tuyến toàn quốc và được truyền đến nhiều điểm cầu tại TP.HCM.

Tham dự tại điểm cầu UBND TP.HCM có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong.

Phát biểu tại điểm cầu UBND TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thông tin, giai đoạn 2016-2020, kinh tế thành phố tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, cơ bản dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo và khoa học - công nghệ. TP.HCM tiếp tục giữ vững vị trí là đầu tàu kinh tế của cả nước, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 6,41%, tỷ trọng kinh tế đóng góp trên 22,2% cả nước.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, TP.HCM tập trung hoàn thành và triển khai 51 chương trình, đề án trong 3 chương trình đột phá và 1 chương trình trọng điểm theo Nghị quyết XI của Đảng bộ TP.HCM.

Trong đó, TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm khoảng 8%. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4, dịch COVID-19 lần thứ 4 đã tác động rất nghiêm trọng đến kinh tế thành phố. Dự báo kinh tế thành phố sẽ rất khó khăn và phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố như: khả năng kiểm soát tình hình dịch bệnh, tiến độ phủ vắc xin cho người dân và khả năng chống chịu của doanh nghiệp cũng như diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới, các gói hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng trong nước.

Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cũng khẳng định, thành phố tiếp tục tận dụng thời cơ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển toàn diện kinh tế số, chính quyền số, xã hội số để đến năm 2025, kinh tế số chiếm tỷ trọng 25% GRDP và đến năm 2030 chiếm 40% GRDP của thành phố.

Về giải quyết tình hình khó khăn trước mắt, TP.HCM tập trung, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện nghiêm các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch.

Cụ thể, tập trung kiểm soát chặt chẽ giãn cách xã hội, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”. Đồng thời, triển khai giải pháp, lộ trình cụ thể để “xanh hóa” các khu vực nguy cơ cao, rất cao; thực hiện đồng bộ xét nghiệm, chăm sóc, điều trị để giảm tối đa tử vong.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh dù làm nghiêm giãn cách nhưng cần phải đảm bảo đời sống người dân, ông khẳng định: “TP.HCM quyết không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa; không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói, thiếu mặc do ảnh hưởng của dịch bệnh”.

Ngoài việc thực hiện giãn cách, TP.HCM cũng tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng đại trà vắc xin ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân trên địa bàn, phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15.9.

Bên cạnh với kiểm soát dịch bệnh, TP.HCM tập trung rà soát, đề xuất tháo gỡ các vướng mắc về thể chế; tập trung giải quyết các điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của thành phố, nhất là hạ tầng đô thị. Theo đó, TP.HCM đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án phát tiển hạ tầng nhằm giải quyết hiệu quả về kết nối liên vùng, giảm ùn tắc giao thông, chống ngập, giảm ô nhiễm môi trường.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM quyết không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội “chặt ngoài, lỏng trong”