Tình trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM đang báo động, đây là mối nguy cơ của hàng loạt các bệnh tật đang bùng phát hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế , ô nhiễm không khí hiện nay ở TP.HCM đang là điều kiện để phát sinh nhiều bệnh, nhất là bệnh ung thư.

TP.HCM: Ô nhiễm không khí tăng đột biến, đe dọa sức khỏe người dân

Hồ Quang | 18/10/2018, 19:24

Tình trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM đang báo động, đây là mối nguy cơ của hàng loạt các bệnh tật đang bùng phát hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế , ô nhiễm không khí hiện nay ở TP.HCM đang là điều kiện để phát sinh nhiều bệnh, nhất là bệnh ung thư.

Theo Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường TP.HCM, tình trạng ô nhiễm không khí tại TP đang tăng lên một cách đột biến. Tại 20 trạm cố định để thực hiện quan trắc các chỉ tiêu về NO, CO2, SO2, tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10... cho thấy chất lượng không khí tại TP.HCM đang ô nhiễm nặng.

Ông Nguyễn Cảnh Lộc (Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường TP.HCM) nói rằngkết quả quan trắc tại 12 điểm quan trắc giao thông trên địa bàn TP.HCM trong năm 2017 vừa qua cho thấy có 68,16% số liệu quan trắc tổng bụi lơ lửng vượt quy định cho phép và 98,40% số liệu quan trắc mức ồn vượt quá quy định cho phép.

Hiện nay nguồn phát sinh ô nhiễm không khí ở TP.HCM chủ yếu đến từ 3 loại chính:hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp và phát sinh từ cuộc sống đô thị.

“Hiện nay TP.HCM có khoảng 1.000 nhà máy, xí nghiệp quy mô lớn và hàng chục nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Trừ một số nhà máy, xí nghiệp nằm trong các khu công nghiệp tập trung hoặc nằm tại khu vực xa dân cư, còn lại hầu hết các cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đều nằm xen kẽvới khu vực dân cư nên khí thải và các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng rất lớn đến đông đảo người dân”, ông Lộc nhấn mạnh.

Ông Vũ Xuân Đán, Trưởng khoa Vệ sinh lao động- sức khỏe trường học (Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động - môi trường TP.HCM) cho biết hiện nay tình trạng phơi nhiễm bụi cá nhân PM2.5 ở TP.HCM là khá lớn. Nguồn phát sinh bụi hiện nay ở TP.HCM chủ yếu từ các phương tiện vận tải, từ các ngành công nghiệp, bên trong nhà...

Trong khi đó, theo PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan,Chủ tịch Hội Hen - dị ứng -miễn lâm sàng TP.HCM, ô nhiễm không khí là nguyên nhân lớn nhất gây bệnh tật và chết sớm. Theo thống kế mới nhất của thế giới, mỗi năm có khoảng 9 triệu người chết doô nhiễm không khí, cao gấp 3 lần so với tử vong doAIDS. Hiện 92% số người chết liên quan đến ô nhiễm không khí xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Bà Lan cũng nóicác nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ em bị ô nhiễm không khí bị ho và viêm phế quản cấp nhiều hơn rất nhiều so với trẻ không bị ô nhiễm không khí. Đối với người lớn, ô nhiễm không khí làm tăng ho, tiết đàm, tầng suất hen, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy giảm nhanh chức năng hô hấp.Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên sự suy giảm chức năng và bệnh lý hô hấp có ảnh hưởng xấu rất lớn đối với xã hội.

Phân tích của PGS-TS-BS Cung Thị Tuyết Anh, chuyên gia về ung thư cho thấy ô nhiễm không khí đang là “sát thủ”, gây bệnh ung thư. Đây là những tác nhân chính gây ra ung thư phổi.

Các chất gây ô nhiễm không khí có khả năng gây ưng thư như:Nitrogen dioxide,sulfur dioxide,khí ozon,carbon monoxide... Trong đó sulfur dioxide - SO2 được thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, khói từ các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy chế biến hóa chất lưu quỳnh, công nghệ tách chiết kim loại rừ quặng mỏ...; còn nitrogen dioxide - NO2 là khí kích ứng nồng độ cao gây viêm đường thở...

“Mặc dù minh chứng gặp nhiều khó khăn nhưng mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và bệnh ung thư là chắc chắn. Sự đô thị hóa, hóa học hóa môi trường, lối sống công nghiệp hóa, hút thuốc lá đang đem đến nhiều hệ lụy sức khỏe cho con người. Do vậy khi ô nhiễm không khí gia tăng sẽ làm gia tăng bệnh nhân mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi”, bác sĩ Tuyết Anh khẳng định.

Hồ Quang
Bài liên quan
Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại đô thị lớn của Việt Nam
Theo báo cáo, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội và TP.HCM có chiều hướng gia tăng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Ô nhiễm không khí tăng đột biến, đe dọa sức khỏe người dân