Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa đề xuất Bộ GT-VT kiến nghị Chính phủ cho triển khai nhanh dự án tuyến đường Vành đai 3, đoạn qua địa bàn TP.HCM.

TP.HCM muốn ứng gần 3.000 tỉ đồng làm nhanh đường Vành đai 3

10/10/2018, 06:00

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa đề xuất Bộ GT-VT kiến nghị Chính phủ cho triển khai nhanh dự án tuyến đường Vành đai 3, đoạn qua địa bàn TP.HCM.

Sơ đồ tuyến Vành đai 3 đi qua địa bàn các tỉnh thành - Ảnh: TL

Nếu được Chính phủ thông qua, UBND TP.HCM sẽ đề nghị HĐND TP.HCM tạm ứng ngân sách 2.939 tỉ đồng để bồi thường giải phóng mặt bằng, trong khi chờ Trung ương triển khai thủ tục và phương thức đầu tư.

Động thái trên của UBND TP.HCM nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án khi mà đoạn qua TP.HCM lâu nay vẫn trong trạng thái "bất động" do Trung ương chưa bố trí vốn.

Dự án đường Vành đai 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và điều chỉnh từ năm 2013. Theo quy hoạch được duyệt, đường Vành đai 3 đi qua địa phận các tỉnh, thành như Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Bình Dương với chiều dài hơn 90km. Dự án đầu tư được chia làm 4 đoạn.

Đoạn 1 từ Nhơn Trạch - Tân Vạn - TP.HCM có chiều dài hơn 30km với quy mô 4 làn xe, giai đoạn hoàn thiện tăng lên 6-8 làn xe cao tốc tùy theo đoạn. Tổng mức đầu tư giai đoạn này là hơn 20.000 tỉ đồng, trong đó tổng vốn hỗ trợ của Nhà nước khoảng 10.697 tỉ đồng.

Đoạn 2 bắt đầu từ Mỹ Phước - Tân Vạn dài 16km và đang được tỉnh Bình Dương đầu tư; đoạn 3 từ Bình Chuẩn (Bình Dương) - quốc lộ 22 (TP.HCM) với chiều dài khoảng 17km, quy mô xây dựng là 6 làn xe; đoạn 4 từ quốc lộ 22 - đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương có chiều dài gần 30km với quy mô 8 làn xe.

Theo UBND TP.HCM, đường Vành đai 3 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thành phố. Dự án khi hoàn thành sẽ tạo ra sự kết nối, khép kín các tuyến đường vành đai của thành phố như quốc lộ 1, 13, 22, 1K cùng các tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... giảm thời gian đi lại cũng như hạn chế ùn tắc giao thông cho cả vùng. Điều này được chứng minh thông qua việc đoạn 2 của dự án đang được khai thác với 4 làn xe đã giảm áp lực giao thông rõ rệt ở cửa ngõ chính từ Bình Dương qua thành phố.

Về phương án đầu tư, Tổng công ty Cửu Long (đơn vị thay mặt Bộ GT-VT quản lý dự án) kiến nghị đầu tư theo hình thức đối tác công tư có sự hỗ trợ của Nhà nước. Về công tác giải phóng mặt bằng (5.633 tỉ đồng), các địa phương cần xem xét, hỗ trợ ứng trước phần kinh phí này để ưu tiên thực hiện. Trong đó, TP.HCM là 2.939 tỉ đồng, Bình Dương 2.055 tỉ đồng, Long An 639 tỉ đồng. Sau đó, Nhà nước sẽ hoàn trả lại bằng nguồn vốn vay của ADB. Dự kiến dự án này sẽ hoàn thành thiết kế kỹ thuật vào năm 2020.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM muốn ứng gần 3.000 tỉ đồng làm nhanh đường Vành đai 3