Sở Y tế TP.HCM vừa thống nhất chọn giải pháp để người dân thực hiện khai báo sức khỏe. Qua đó, xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân TP.

TP.HCM lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân như thế nào?

Hồ Quang | 02/04/2021, 14:09

Sở Y tế TP.HCM vừa thống nhất chọn giải pháp để người dân thực hiện khai báo sức khỏe. Qua đó, xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân TP.

Ngày 2.4 Sở Y tế TP.HCM đã thống nhất chọn giải pháp sử dụng mã QR code để người dân tự khai báo dữ liệu sức khoẻ cơ bản qua điện thoại thông minh. Đây là giải pháp ứng dụng công nghệ số để lập hồ sơ sức khỏe điện tử.

tphcm-lap-ho-so-suc-khoe-dien-tu-cho-nguoi-dan-nhu-the-nao-hinh-anh(1).png
TP.HCM chọn giải pháp sử dụng mã  QR code để người dân tự khai báo dữ liệu sức khoẻ cơ bản qua điện thoại thông minh - Ảnh: PV

Theo Sở Y tế TP, chọn giải pháp sử dụng mã QR code để người dân tự khai báo dữ liệu sức khoẻ cơ bản qua điện thoại thông minh là hoàn toàn khả thi, hoàn toàn có thể triển khai. Đặc biệt, giải pháp này tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí thực hiện nhưng chất lượng dữ liệu sẽ đảm bảo chính xác hơn. Người dân không phải tốn bất kỳ một chi phí nào cho công tác lập hồ sơ sức khỏe điện tử.

Tuy nhiên, Sở Y tế yêu cầu các địa phương cần triển khai đồng thời app (ứng dụng) “Hồ sơ sức khỏe điện tử” trên điện thoại thông minh để người dân có thể lưu lại những thông tin sức khỏe cơ bản đã khai báo, và có thể chủ động cập nhật, bổ sung thông tin về tình hình sức khỏe cá nhân khi cần.

Bảng hướng dẫn sử dụng mã QR code để khai báo cần được chuẩn bị thật rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện theo. Tổ trưởng tổ dân phố sẽ tham gia làm cộng tác viên để phân phát các bảng hướng dẫn đến từng hộ gia đình, tổ chức phổ biến, hướng dẫn cách khai báo qua QR code,… Cần có số điện thoại nóng để người dân gọi khi cần hỏi để khai báo được thuận lợi.

Các địa phương cần kết nối, liên thông dữ liệu sức khỏe với các nguồn dữ liệu lớn khác của thành phố, nhất là dữ liệu dân cư, theo thời gian thực. Trong thời gian chưa kết nối, cần có hướng dẫn nhắc cập nhật khai báo thông tin sức khỏe định kỳ mỗi 3 hoặc 6 tháng.

Các thông tin khai báo trên ứng dụng cần được thiết kế sao cho thuận tiện và đơn giản nhất cho người khai báo (như nhập dữ liệu về ngày, tháng năm; dữ liệu về huyết áp,…). Cần phân cấp và chịu trách nhiệm về quản lý, giám sát chủ động tiến độ khai báo theo cấp phường, xã; cấp quận, huyện; cấp thành phố.

Sở Y tế TP cho rằng, việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cho mỗi người dân là thiết thực, không chỉ mang lại những tiện ích đối với mỗi người dân, mà còn mang lại nhiều thông tin quan trọng cho công tác quản lý sức khỏe người dân cho địa phương.

Trước mắt, TP.HCM chọn phường 27, quận Bình Thạnh là địa phương đầu tiên thực hiện triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử bằng mô hình trên, sau đó nhân rộng triển khai cùng lúc 23 phường, xã còn lại trong năm 2021 và triển khai đồng loạt các phường, xã còn lại của TP trong giai đoạn 2022-2025.

Bài liên quan
An Giang: Người dân thắc mắc việc thu gom, xử lý rác thải không thường xuyên
Nhiều hộ dân tại xã Vĩnh Nhuận và xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang thắc mắc việc thu gom, xử lý rác thải không được thực hiện thường xuyên, dẫn đến tình trạng các thùng rác trước nhà bị ruồi nhặng bu và bốc mùi hôi thối.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân như thế nào?