Tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm có chứa các chất độc hại đang trở thành nỗi bức xúc của người dân TP.HCM trong thời gian qua. Để có thể đem lại nguồn thực phẩm sạch, giữ an toàn thực phẩm cho người dân, cùng với sự nỗ lực của địa phương, TP.HCM đang rất cần sự hỗ trợ từ các ngành chức năng của Trung ương.

TP.HCM kiến nghị không cho bán chung phụ gia thực phẩm và hóa chất công nghiệp

Hồ Quang | 15/12/2016, 16:27

Tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm có chứa các chất độc hại đang trở thành nỗi bức xúc của người dân TP.HCM trong thời gian qua. Để có thể đem lại nguồn thực phẩm sạch, giữ an toàn thực phẩm cho người dân, cùng với sự nỗ lực của địa phương, TP.HCM đang rất cần sự hỗ trợ từ các ngành chức năng của Trung ương.

Tại buổi làm việc với Đoàn Công tác của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội về vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.HCM hôm nay (15.12), Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu kiến nghị cần phải có quy định bán tách biệt hóa chất phụ gia thực phẩm và hóa chất công nghiệp.

Cần có cán bộ chuyên trách an toàn thực phẩm ở xã, phường

Theo bà Thu, hiện nay việc cho bán chung hóa chất công nghiệp với phụ gia thực phẩm đang tạo điều kiện cho người mua hóa chất cấm để sử dụng trong thực phẩm; đồng thời gây khó khăn cho việc quản lý.

“Các ngành chức năng cần phải ban hành quy định tách biệt giữa bánphụ gia thực phẩm và bán hóa chất công nghiệp, không để cho 2 loại này bán chung với nhau. Nếu muốn bánphụ gia thực phẩm thì phải bán trong cửa hàng thực phẩm đủ điều kiện an toàn thực phẩm”, bà Thu kiến nghị.

Bà Thu cho rằng để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cung ứng cho người dân cần phải làm tốt 2 việc là quản lý nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu đầu vào và hóa chất phụ gia thực phẩm.

Đây là 2 vấn đề mà TP.HCM đang hướng đến nên vừa qua TP đã kiến nghị với Thủ tướng cho thành lập Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm TP. Sau khi thành lập xong Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm TP với đầy đủ các nhân sự, TP sẽ quyết liệt thực hiện tốt 2 vấn đề trên”, bà Thu cho biết.

Bà Thu cũng nhấn mạnh đến vần đề TP.HCM sẽ tập trung xử lý nghiêm, kiên quyết đối với bất kỳ cơ sở thực phẩm nào không chứng minh được nguồn gốc của nguyên liệu thực phẩm đầu vào. “Bằng mọi giá TP sẽ làm được vấn đề này”, bà Thu nói.

Bên cạnh đó bà Thu cũng mong muốn có được đội ngũ cán bộ chuyên trách an toàn thực phẩm ở xã, phường. Thực tế hiện nay lực lượng kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ trên địa bàn TP chiếm số lượng lớn, trong khi đó lực lượng thanh tra chuyên ngànhcòn quá mỏng chỉ có thể thanh, kiểm tra vào các đợt cao điểm, các chiến dịch chứ không thể thanh kiểm tra thường xuyên.

“Chỉ có lực lượng cán bộ chuyên trách về an toàn thực phẩm ở xã, phường – nơi gần dân nhất mới có thể đi sâu, đi sát hiểu được địa bàn và kiểm tra thường xuyên để có thể xử lý triệt để. Do đó, TP.HCM cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách về an toàn thực phẩm ở xã, phường. Nếu không có đội ngũ này thì sẽ rất khó để có thể giữ an toàn cho thực phẩm cho người dân”, bà Thu nêu kiến nghị.

Sẽ cân nhắc đưa mức phạt cao gấp 7 lần giá trị hàng hóa

Đánh giá cao những nỗ lực của TP.HCM trong việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó trưởng đoàn giám sát, cho biếtTP.HCM quy hoạch hệ thống giết mổ tập trung, chuyển từ giết mổ thủ công và bán công nghiệp thành giết mổ công nghiệp, từ đógiảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuy nhiên, ông Dũng cũng lưu ý TP khi kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm cần phải kiểm định xuyên suốt một quá trình, đưa ra chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể đạt được về công tác này chứ không thể kiểm định an toàn một công đoạn.

“Hiện TP vẫn đang tồn tại những bếp ăn tậpthể với suất ăn “nghèo” chỉ có 15 nghìn đồng mỗi suất, rất khó để đảm bảo vấn đề dinh dưỡng cũng như an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, kiểm dịch viên ghi giấy chứng nhận kiểm dịch cho thực phẩm tươi sống xuất đi các địa phương còn thiếu thông tin. Vấn đề này chưa xác định có nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm hay không, nhưng nếu không quản lý tốt sẽ là hợp thức hóa cho việc lưu thông hàng hóa không được kiểm định”, ông Dũng chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong vấn đề quản lý an toàn thực phẩm của TP.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long,để có thể bài trừ thực phẩm bẩn, TP cần công khai thông tin các cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để người dân có sự lựa chọn.

“Khi đó những cơ sở không được công khai là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn sẽ tự phấn đấu, nếu không sẽ bị đào thải”, ông Long nói. Ông Long cũng cho biết Bộ Y tế đang cân nhắc áp dụng mức phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm gấp 7 lần giá trị hàng hóa.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM kiến nghị không cho bán chung phụ gia thực phẩm và hóa chất công nghiệp