Trong 6 tháng đầu năm, cấp phường, xã tại TP.HCM đã tiến hành thanh, kiểm tra 11.933 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn nhưng đã phát hiện 6.354 cơ sở (53,2%) vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.

TP.HCM: Hơn 50% đồ ăn đường phố không đạt an toàn vệ sinh

Phan Diệu | 11/08/2016, 05:02

Trong 6 tháng đầu năm, cấp phường, xã tại TP.HCM đã tiến hành thanh, kiểm tra 11.933 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn nhưng đã phát hiện 6.354 cơ sở (53,2%) vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tại kỳ họp lần 2 HĐND TP.HCM mới diễn ra tuần trước, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết từ năm 2014 đến nay, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) đã phối hợp với 4 quận huyện xây dựng được 4 phường kiểm soát điểm về điều kiện an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.

Theo đó, 4 phường này gồm phường 12, quận 4 (80 cơ sở/110 người kinh doanh); phường 2, quận 3 (88 cơ sở/88 người kinh doanh); phường Tân Thành, quận Tân Phú (105 cơ sở/107 người); phường An Lạc, quận Bình Tân (110 cơ sở/121 người kinh doanh).

Mặc dù vậy, trong 6 tháng đầu năm, cấp phường, xã tiến hành thanh, kiểm tra 11.933 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn (đạt 57,1% cơ sở) nhưng đã phát hiện 6.354 cơ sở (53,2%) vi phạm. Trong đó, phạt tiền 643 cơ sở với số tiền phạt hơn 154 triệu đồng, cảnh cáo 574 cơ sở, đóng cửa 85 cơ cở, 2 cơ sở bị tịch thu, tiêu hủy với 40kg thực phẩm các loại và nhắc nhở 5.048 cơ sở.

Chưa kể, từ ngày 1.6 đến ngày 15.7, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cũng tiến hành thanh tra chuyên ngành 168 cơ sở tại 5 quận, huyện và 10 phường, xã, thị trấn. Đáng chú ý, kết quả đã phát hiện vi phạm 112 cơ sở vi phạm và phạt tiền 77 cơ sở với tổng số tiền phạt là hơn 406 triệu đồng vàcòn 36 cơ sở đang tiến hành xử lý.

Được biết, TP.HCM hiện có 20.898 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố với 25.978 người tham gia phục vụ.

Thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy hiện nay có tới 70-80% thực phẩm đường phố nhiễm khuẩn, trong đó có E.coli, loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả.

Trước tình trạng này, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 30/2012/TT-BYT ban hành những quy định về điều kiện an toàn thực phẩm như bán hàng phải có mũ, khẩu trang, tạp dề, đeo găng tay khi chế biến thức ăn… song trên thực tế rất hiếm các cơ sở thức ăn đường phố chấp hành quy định trên.

Trong khi đó, kết quả giám sát của Bộ Nông nghiệp cũng cho thấy tỷ lệ mẫu vi phạm an toàn thực phẩm có giảm, có chuyển biến nhưng kết quả không đạt vẫn còn cao.

Theo đó, nửa năm đầu 2016, Bộ đã phát hiện 4,2% mẫu rau vi phạm, trong đó thuốc bảo vệ thực vật chiếm 3,98%. Đáng báo động là thịt có 10,93% mẫu vi phạm, trong đó vi sinh 9,7%, hóa chất, kháng sinh, chất cấm, kim loại nặng (chiếm 1,3%), thủy sản nuôi (1,61%) trong đó chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, chất cấm chiếm 1,41%, tăng so với cuối năm 2015.

Ngoài vấn đề thức ăn đường phố, trong 6 tháng đầu năm, TP.HCM cũng lập 712 đoàn thanh tra, kiểm tra 78.778 trường hợp và phương tiện vận chuyển. Kết quả phát hiện 8.820 trường hợp (chiếm 11,2%), trong đó phạt tiền 1.823 trường hợp với số tiền hơn 8,8 tỉ đồng, cảnh cáo 484 cơ sở, tiêu hủy 144 tấn thực phẩm và thực hiện lấy 3.638 mẫu giám sát, phát hiện 453 mẫu không đạt.

Về hoạt động giám sát và phòng chống ngộ độc thực phẩm, 6 tháng đầu năm thành phố đã thanh, kiểm tra hơn 2.289 cơ sở bếp ăn tập thể, căn tin và cơ sở cung cấp suất ăn sẵn. Kết quả có 2.026/2.289 cơ sở đạt (88,5%), phát hiện 263 cơ sở vi phạm (11,5%), trong đó 76 cơ sở bị phạt tiền với số tiền phạt 774 triệu đồng, 173 cơ sở nhắc nhở, 14 cơ sở chờ xử lý.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Hơn 50% đồ ăn đường phố không đạt an toàn vệ sinh