Ngày 7.9, Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất chương trình hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến cho hơn 72.000 học sinh không có máy tính, điện thoại, đường truyền, chi lãi suất cho học sinh mua trả góp 30.000 máy tính, điện thoại... để học trực tuyến.

TP.HCM đề xuất hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho hơn 72.000 học sinh

Tú Viên | 07/09/2021, 16:40

Ngày 7.9, Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất chương trình hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến cho hơn 72.000 học sinh không có máy tính, điện thoại, đường truyền, chi lãi suất cho học sinh mua trả góp 30.000 máy tính, điện thoại... để học trực tuyến.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu vừa ký tờ trình gửi Thường trực UBND TPHCM về đề xuất chủ trương triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ trang thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh TP.HCM.

Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ huy động tài trợ khoảng 15.000 thiết bị từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tâm huyết để tiếp sức cho học sinh học tập, vận động các công ty viễn thông tài trợ hoặc cung cấp các gói cước viễn thông giá rẻ, phù hợp để ổn định đường truyền trực tuyến.

Ngoài ra, Sở GD-ĐT cũng kêu gọi phụ huynh học sinh, các cá nhân, công ty, tổ chức, mạnh thường quân, các trường đại học đóng góp 40.000 thiết bị cũ (ATM máy tính). Hiện Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các trường chủ động triển khai hoạt động này.

Đáng chú ý, nếu phụ huynh học sinh mua trả góp máy tính, điện thoại... Sở GD-ĐT sẽ phối hợp với Sở Công Thương TP.HCM để lựa chọn nhà cung cấp có chính sách bảo hành phù hợp, cam kết đổi trả và bảo hành tốt nhất, cung cấp máy đến tận nhà học sinh đồng thời hướng dẫn sử dụng.

Sở này cũng đề xuất chính sách hỗ trợ lãi suất vay trả góp phù hợp (lãi suất bằng 0) đối với phụ huynh học sinh có nhu cầu mua trả góp máy tính, điện thoại thông minh… cho học sinh học trực tuyến, thời gian hỗ trợ lãi suất không quá 24 tháng.

Trước đó, ngày 6.9, gần 700.000 học sinh THCS, THPT, giáo dục thường xuyên tại TP.HCM đã bắt đầu học trực tuyến chương trình mới. Ghi nhận ở nhiều trường trung học, tỷ lệ học sinh tham gia trong ngày học đầu tiên trên 90%.

Ngày mai 8.9, hơn 688.000 học sinh tiểu học sẽ tập trung theo lớp, làm quen với cách học trực tuyến và vào học chính thức từ ngày 20.9.

Năm học 2021-2022, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khoảng 1,35 triệu học sinh từ tiểu học đến THPT tại TP.HCM phải học trực tuyến, dự kiến kéo dài hết học kỳ I.

Theo khảo sát của ngành giáo dục, toàn TP.HCM còn 31.247 học sinh tiểu học (chiếm tỷ lệ 4,5% học sinh tiểu học) không đảm bảo các điều kiện về thiết bị và đường truyền để học trực tuyến.

Tương tự, con số này ở bậc THCS là 26.355 học sinh (tỷ lệ 6,4%) và bậc THPT là 15.037 học sinh (tỷ lệ 5,8%) không đảm bảo các điều kiện về thiết bị và đường truyền.

Như vậy, tỷ lệ bình quân học sinh không đủ điều kiện học trực tuyến ở các bậc học là 5,3%.

Từ thực tế đó, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để lựa chọn từ 3-5 loại thiết bị phù hợp yêu cầu học trực tuyến đảm bảo an toàn sức khỏe để giới thiệu cho phụ huynh học sinh lựa chọn sử dụng.

Bài liên quan
Bộ Tư pháp Mỹ: Google phải bán Chrome để khôi phục sự cạnh tranh trong tìm kiếm trực tuyến
Google phải bán trình duyệt Chrome, chia sẻ dữ liệu và kết quả tìm kiếm với các đối thủ cạnh tranh và thực hiện các biện pháp khác, gồm cả việc có thể bán Android, để chấm dứt tình trạng độc quyền của mình trong tìm kiếm trực tuyến, các công tố viên trình bày với một thẩm phán hôm 20.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM đề xuất hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho hơn 72.000 học sinh